Lá dâu tằm chữa mất ngủ có hiệu quả không? Cách dùng ra sao?

Tên 09/12/2022 | Tên Tác giả: Đội ngũ biên tập OTiV

Dùng lá dâu tằm chữa mất ngủ là một mẹo dân gian được nhiều người tin tưởng, áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, thực tế hiệu quả chữa mất ngủ của lá dâu tằm đến đâu, sử dụng như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất? Nếu bạn quan tâm đến những vấn đề này, hãy dành vài phút đọc những chia sẻ trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.

Công dụng của lá dâu tằm trong việc chữa mất ngủ 

Dâu tằm là loại cây quen thuộc với người dân Việt, được trồng để lấy lá nuôi tằm, ươm tơ dệt vải và lấy quả để ủ rượu, làm nước giải khát, làm mứt… Trong dân gian, lá dâu tằm còn được xem như một vị thuốc quý, dùng để chữa mất ngủ, ngủ không sâu giấc, ho khan, tiểu đường, trĩ, chống cảm cúm,...

Theo Đông y, lá dâu hay còn được gọi là tang diệp, không mùi, vị ngọt, hơi đắng, tính hàn. Loại thảo dược này thường được sử dụng để ổn định huyết áp, nhịp tim, thư giãn thần kinh, chữa trị mất ngủ. 

Theo một số nghiên cứu hiện đại, lá dâu tằm có chứa một số hoạt chất có thể giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng, hỗ trợ điều trị mất ngủ như tanin, caroten, trigonellin, pentosan, colin (choline), adenin, canxi malat và canxi cacbonat… Đây cũng là một trong những lý do khiến lá dâu tằm chữa mất ngủ thường được nhiều tin dùng.

Tên

Chữa mất ngủ bằng lá dâu tằm là phương thuốc dân gian được lưu truyền qua nhiều thập kỷ

4 cách dùng lá dâu tằm chữa mất ngủ

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều cách dùng lá dâu tằm chữa mất ngủ, dưới đây là một số cách cơ bản được nhiều người áp dụng, bạn có thể tham khảo:

Uống nước sắc lá dâu tằm chữa mất ngủ

Sắc nước lá dâu tằm để uống chữa mất ngủ là cách đơn giản nhất khi sử dụng loại lá này. Ngoài ra, lá dâu tằm có vị ngọt hơi đắng nhẹ, do đó, nước sắc từ lá dâu tằm cũng không quá khó uống.

Cách thực hiện 1: Hái một nắm lá dâu tằm tươi, rửa sạch, cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước trong khoảng 20 phút để các dưỡng chất trong lá dâu ra hết. Chắt lấy phần nước, uống trong ngày.

Cách thực hiện 2: Bạn lấy lá dâu tằm tươi rửa sạch, để ráo nước, mang đi phơi ngoài nắng hoặc cho vào nồi đất sao vàng. Sau đó cho vào hũ gốm hoặc thủy tinh đậy kín nắp, chôn xuống đất 15 ngày. Qua 15 ngày đào lên, lấy lá dâu trong hũ sắc nước uống hằng ngày.

Canh lá dâu tằm chữa mất ngủ

Nếu bạn không thích uống nước lá dâu tằm, có thể dùng lá dâu tằm non chế biến thành món ăn, vừa giúp bồi bổ sức khỏe vừa giúp cải thiện mất ngủ. 

Cách thực hiện: Hái một nắm lá dâu tằm non, rửa sạch, cắt nhỏ, nấu canh với cá diếc hoặc ngao. Một tuần ăn từ 2 - 3 lần để thấy hiệu quả.

Xông hơi lá dâu tằm chữa mất ngủ

Xông hơi là một trong những liệu pháp thư giãn, giúp giảm căng thẳng, tăng cường lưu thông máu, nhờ đó giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, nếu bạn bị mất ngủ do căng thẳng có thể thử xông hơi bằng lá dâu tằm để ngủ ngon hơn.

Cách thực hiện: Bạn lấy một nắm lá dâu tằm tươi, rửa sạch, cho vào nồi đun sôi với 2 - 3 lít nước trong khoảng 15 phút. Đổ nước lá dâu tằm đã đun ra một cái chậu nhỏ, lấy khăn trùm kín đầu, xông hơi cho đến khi nước nguội hẳn thì dừng lại.

Lá dâu tằm kết hợp với lá sen tươi và lá đậu ván

Ngoài lá dâu tằm, lá sen và lá đậu ván cũng được biết đến là loại thảo dược giúp thanh nhiệt, an thần. Do đó, nhiều người thường kết hợp lá dâu với lá sen và lá đậu ván để cải thiện mất ngủ theo cách: Xay nhuyễn các loại lá này, lọc lấy nước cốt, cho thêm một chút muối rồi uống.

Tìm hiểu thêm: Mất ngủ khó ngủ nên làm gì? Những lời khuyên của chuyên gia

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng lá dâu tằm trị mất ngủ

Khi sử dụng lá dâu tằm chữa mất ngủ tại nhà, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và nhận được hiệu quả tốt nhất bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Chống chỉ định sử dụng lá dâu tằm trị mất ngủ cho phụ nữ có thai và cho con bú, người mắc bệnh liên quan đến đường tiết niệu.

  • Lá dâu tằm có tính hàn nên người bị lạnh bụng, tiêu chảy nên hạn chế sử dụng.

  • Chỉ nên sử dụng lá dâu tằm ở liều lượng và tần suất vừa phải, tránh lạm dụng lá dâu vì có thể gây ảnh hưởng đến thận.

  • Chọn lá dâu tằm tươi sạch, không bị phun thuốc trừ sâu được thu hoạch tại vườn hoặc tìm mua tại địa chỉ uy tín để sử dụng.

  • Nên nấu nước lá dâu bằng nồi đất hoặc sứ có tráng men. Không nên sử dụng nồi kim loại vì có thể kích hoạt phản ứng với chất tanin trong lá dâu tằm, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lá dâu tằm là thảo dược tự nhiên nên hiệu quả thường khá chậm và chỉ đáp ứng với trường hợp bị rối loạn giấc ngủ ở cấp độ nhẹ. Vì thế, khi sử dụng lá dâu tằm chữa mất ngủ bạn cần kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày và trong thời gian dài.

Tên

Không sử dụng nước lá dâu tằm trị mất ngủ khi cơ thể suy yếu, bụng đang đói

Mặc dù chữa mất ngủ bằng lá dâu tằm được nhiều người lựa chọn vì sự tiện lợi, dễ tìm nguyên liệu, nhưng đây chỉ là phương pháp dân gian truyền miệng, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh tính hiệu quả và mức độ an toàn. Do đó, người bệnh không nên trông đợi quá nhiều vào hiệu quả trị mất ngủ từ lá dâu tằm. Những trường hợp mất ngủ mạn tính, mất ngủ do bệnh lý… cần có giải pháp tác động đến căn nguyên của mất ngủ, từ đó có hướng điều trị tích cực và hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: 9 cách đơn giản giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn vào ban đêm

Hỗ trợ chữa mất ngủ hiệu quả với tinh chất từ thiên nhiên

Theo các chuyên gia, mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến, với các biểu hiện khó ngủ, thiếu ngủ, ngủ không sâu, hay mộng mị… Tình trạng này nếu để kéo dài sẽ khiến sức khỏe thể chất và tinh thần người bệnh ngày càng xuống cấp. Vì vậy, xác định nguyên nhân gốc rễ của chứng mất ngủ, từ đó can thiệp điều trị sớm là hết sức cần thiết.

Nghiên cứu dưới góc độ sinh học phân tử cho thấy, sự tăng sinh quá mức của các gốc tự do (xảy ra khi cơ thể căng thẳng/stress, hút thuốc lá, rượu bia, ô nhiễm môi trường…) chính là căn nguyên gây mất ngủ. Khi các gốc tự do tăng sinh quá mức trong cơ thể, chúng sẽ tấn công lên não, làm tổn thương thành mạch máu, thúc đẩy sự hình thành các mảng vữa và cục huyết khối, làm cản trở quá trình lưu thông máu và oxy lên não bộ, từ đó gây ra mất ngủ, khó ngủ. Lúc này, muốn “dập tắt” cơn mất ngủ, cần trung hòa gốc tự do và cung cấp dưỡng chất cho não bộ khỏe mạnh.

Trải qua nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ phát hiện bộ đôi tinh chất Blueberry và Ginkgo Biloba (có trong viên uống bổ não OTiV) có khả năng vượt qua hàng rào máu não, hỗ trợ trung hòa các gốc tự do trong lòng mạch và kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên trong cơ thể. Nhờ đó, giúp hỗ trợ giảm xơ vữa, ngăn ngừa hình thành các cục huyết khối, tăng cường lưu thông máu và dưỡng chất lên não, phục hồi chức năng dẫn truyền thần kinh, cải thiện mất ngủ an toàn, hiệu quả từ gốc.

Tên

OTiV với thành phần chiết xuất từ Blueberry và Ginkgo Biloba giúp hỗ trợ chống gốc tự do, tăng cường máu lên não, cải thiện hiệu quả tình trạng mất ngủ

Để đạt hiệu quả cải thiện mất ngủ một cách tốt nhất, ngoài sử dụng lá dâu tằm chữa mất ngủ, người bệnh nên kết hợp bổ sung 1 viên OTiV/ngày, đồng thời quan tâm đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, bởi đây cũng chính là những yếu tố hỗ trợ giấc ngủ nhanh về trạng thái ổn định được các chuyên gia khuyến nghị.

Nội dung bài viết được cập nhập và kiểm tra lần cuối vào ngày: 09/12/2022

*Những thông tin trong bài viết của OTiV chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.



Gửi Câu Hỏi
Bạn muốn được tư vấn về bệnh đau đầu, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, tai biến mạch máu não, đột quỵ… hoặc cần thêm bất kỳ thông tin gì về OTiV, hãy gửi câu hỏi ngay tại đây, Chuyên gia OTiV sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.
*Vui lòng điền thông tin chính xác để chúng tôi thông báo cho bạn khi có kết quả

Bài viết khác
13 cách dễ ngủ khi đến tháng, giúp ngủ ngon trong ngày “đèn đỏ”

13 cách dễ ngủ khi đến tháng, giúp ngủ ngon trong ngày “đèn đỏ”

Mất ngủ, ngủ không sâu giấc vào những ngày “dâu rụng” khiến bạn nữ kiệt sức,...

Uống thuốc ngủ thảo dược có hại không? Giải đáp chi tiết, khoa học

Uống thuốc ngủ thảo dược có hại không? Giải đáp chi tiết, khoa học

Dùng thuốc ngủ thảo dược đang là xu hướng cải thiện mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, ngủ...

Ngủ nhiều là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng buồn ngủ quá mức

Ngủ nhiều là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng buồn ngủ quá mức

Một người có thể ngủ nhiều hơn 9 tiếng/ ngày do mệt mỏi, làm việc quá sức… Tuy...

Mất ngủ tiền mãn kinh: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Mất ngủ tiền mãn kinh: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Mất ngủ, ngủ không sâu giấc là một trong những vấn đề thường gặp ở chị em phụ nữ bước...

Mệt mỏi, buồn ngủ nhưng không ngủ được: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mệt mỏi, buồn ngủ nhưng không ngủ được: Nguyên nhân và cách khắc phục

Buồn ngủ nhưng không ngủ được là một dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp. Chỉ cần một đêm...

Tên