Đau đầu kéo dài: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

11:27 05/12/2023

Tác giả: Đội ngũ biên tập OTiV

Đau đầu kéo dài (hay còn gọi là đau đầu kinh niên) tái phát nhiều lần mỗi tháng và mức độ đau dữ dội hơn khi bạn phải làm việc, học tập căng thẳng. Người bị đau đầu dạng này sẽ thường xuyên bị mất ngủ, dẫn đến suy nhược cơ thể và có thể gặp nhiều vấn đề thần kinh nghiêm trọng. Vậy đâu là giải pháp cải thiện và giảm tái phát cơn đau đầu mạn tính hiệu quả? 

Đau đầu kéo dài (hay còn gọi là đau đầu kinh niên) tái phát nhiều lần mỗi tháng và mức độ đau dữ dội hơn khi bạn phải làm việc, học tập căng thẳng. Người bị đau đầu dạng này sẽ thường xuyên bị mất ngủ, dẫn đến suy nhược cơ thể và có thể gặp nhiều vấn đề thần kinh nghiêm trọng. Vậy đâu là giải pháp cải thiện và giảm tái phát cơn đau đầu mạn tính hiệu quả?

Đau đầu kéo dài (hay đau đầu kinh niên hoặc đau đầu mãn tính) là tình trạng đau đầu nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định (thường kéo dài trên 15 ngày/tháng, kéo dài trên 3 tháng). Không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể rơi vào tình trạng này.

Khác với các cơn đau đầu cụ thể, đau đầu kinh niên gồm nhiều dạng khác nhau với biểu hiện và tần suất đau khác nhau. Vì đây là tình trạng mạn tính nên không có cách chữa trị dứt điểm, nghĩa là bạn sẽ phải “sống chung với lũ” suốt cuộc đời. Nhưng với phác đồ điều trị tích cực và chế độ chăm sóc sức khỏe khoa học, cơn đau sẽ được kiểm soát với mức độ đau giảm nhẹ, ít tái phát và nhanh khỏi hơn.

đau đầu mãn tính là gì

Thuật ngữ đau đầu kéo dài khá rộng và bao gồm nhiều loại đau đầu khác nhau. Dưới đây là 4 dạng đau đầu kéo dài cơ bản nhất và những triệu chứng đặc trưng của từng loại:

Đau nửa đầu Migraine (Chronic Migraine)

Loại đau đầu này thường xuyên xảy ra ở những người có tiền sử đau nửa đầu từng đợt. đau nửa đầu có xu hướng:

  • Ảnh hưởng đến một bên hoặc cả hai bên đầu.

  • Có cảm giác rung, tê và nhói ở đầu.

  • Gây đau từ vừa đến nặng (thường tăng nặng khi di chuyển, vận động).

  • Buồn nôn, ói mửa hoặc cả hai.

  • Hoa mắt, chóng mặt.

  • Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.

Đau đầu do căng thẳng (Chronic Tension – Type Headache)

Đau đầu dạng căng thẳng khá phổ biến (chỉ xếp sau đau đầu Migraine) với các triệu chứng đặc trưng là:

  • Cơn đau ảnh hưởng đến cả hai bên đầu.

  • Mức độ đau từ nhẹ đến trung bình.

  • Gây ra cảm giác đau như bị ấn hoặc thắt chặt.

  • Có cảm giác căng cứng và đau ở cả mặt, gáy.

  • Khó ngủ và đôi khi cảm thấy có tiếng gõ trong não.

Đau đầu dai dẳng hằng ngày thể mới (New Daily Persistent Headache)

Những cơn đau đầu dai dẳng hằng ngày thể mới xảy ra đột ngột, phổ biến ở những người không có tiền sử đau đầu. Triệu chứng đau đầu mạn tính dạng này thường kéo dài liên tục trong vòng 3 ngày kể từ khi cơn đau đầu đầu tiên xuất hiện:

  • Thường ảnh hưởng đến cả hai bên đầu.

  • Gây ra cảm giác đau như đè nén, bó chặt.

  • Mức độ đau từ nhẹ đến trung bình.

  • Buồn nôn hoặc ói mửa mức độ nhẹ.

  • Cảm giác sợ tiếng ồn và ánh sáng.

Đau nửa đầu liên tục (Hemicrania Continua)

Trường hợp này chủ yếu xảy ra với những người có tiền sử đau nửa đầu. Và các  triệu chứng đau nửa đầu liên tục bao gồm:

  • Cơn đau chỉ ảnh hưởng đến một bên đầu.

  • Mức độ đau từ vừa đến dữ dội.

  • Phản ứng với thuốc kháng viêm không steroid (Indomethacin).

  • Chảy nước mắt hoặc đỏ mắt ở bên đầu bị ảnh hưởng.

  • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.

  • Sụp mí hoặc thu hẹp đồng tử.

  • Cảm giác bồn chồn.

Nhìn vào triệu chứng của từng dạng đau đầu mãn tính, rõ ràng có những điểm khác biệt. Tuy nhiên, ở góc độ người bệnh sẽ rất khó để phân biệt rõ ràng các kiểu đau đầu kinh niên này. Hầu hết các trường hợp đau đầu mãn tính đều không cần đến sự chăm sóc y tế thường xuyên. Nhưng nếu cơn đau đầu thường xuyên xuất hiện với những biểu hiện sau đây, bạn hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ ngay lập tức:

  • Đột ngột và dữ dội ngay khi mới bắt đầu.

  • Kèm theo hiện tượng như sốt, cứng cổ, lú lẫn, co giật, tê mặt hoặc khó nói…

  • Cơn đau đầu xảy ra sau một chấn thương đầu.

  • Trở nên tồi tệ hơn mặc dù đã nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau.

Đau đầu mạn tính không đe dọa tính mạng con người nhưng khiến cho cơ thể của “khổ chủ” luôn trong trạng thái mệt mỏi, trí óc căng thẳng, công việc và học tập sa sút. Vậy nên, việc tìm kiếm giải pháp quản lý cơn đau và giảm số lần tái phát là điều vô cùng quan trọng để bạn có thể thoải mái tận hưởng cuộc sống.

Nguyên nhân đau đầu mãn tính chưa được xác định cụ thể. Các chuyên gia chỉ đưa ra các yếu tố nguy cơ (không phải nguyên nhân) được cho là kích hoạt và làm gia tăng cơn đau đầu:

  • Thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng và muộn phiền.

  • Viêm hoặc các vấn đề liên quan đến mạch máu não, bao gồm cả đột quỵ.

  • Nhiễm trùng mô quanh não hoặc tủy sống, chẳng hạn như viêm màng não.

  • Áp lực nội sọ (ICP – áp lực xung quanh não bộ) quá cao hoặc quá thấp.

  • U não hoặc chấn thương sọ não.

  • Các cơ ở đầu và cổ (nhất là gáy) bị siết gây căng cứng và bị đau đầu.

  • Dây thần kinh sinh ba (dây thần kinh số V) bị kích thích.

  • Nồng độ một số hormone như Serotonin và Estrogen bị biến động.

  • Di truyền.

  • Thời tiết thay đổi (nhất là khi chuyển mùa hoặc nắng mưa thất thường).

  • Sử dụng nhiều caffeine.

  • Lạm dụng thuốc giảm đau quá mức.

Trong việc điều trị đau đầu kéo dài, không có phương pháp duy nhất và cũng không có phương pháp hiệu quả nhất. Để quản lý cơn đau đầu và giảm tần số tái phát cần hiệu quả cần kết hợp hài hòa nhiều hướng chữa trị và chăm sóc sức khỏe não bộ khác nhau:

Sử dụng thuốc

Các loại thuốc thường được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị đau nửa đầu nói chung là những cái tên quen thuộc:

  • Thuốc chống trầm cảm giúp kiểm soát sự lo lắng hoặc căng thẳng.

  • Thuốc chẹn beta có tác dụng ức chế hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh.

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

  • Thuốc chống động kinh.

Lưu ý: Dùng thuốc đau đầu (bao gồm cả thuốc không kê đơn) hơn 2 lần một tuần có thể làm tăng mức độ và tần suất đau đầu của bạn. Bạn không nên lạm dụng và phải tham khảo ý kiến bác sĩ về cách “cai thuốc giảm đau” để tránh tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra.

Liệu pháp không dùng thuốc

Bên cạnh việc dùng các loại thuốc kể trên, bác sĩ khuyến khích người bị đau đầu thường xuyên áp dụng một số liệu pháp không dùng thuốc như:

  • Liệu pháp nhận thức – hành vi

Đây là một loại trị liệu tâm lý giúp bạn nhận thức rõ những ảnh hưởng của cơn đau đầu và cùng chuyên gia thảo luận cách đối phó phù hợp.

  • Phản hồi sinh học

 Chuyên gia trị liệu sẽ sử dụng các thiết bị theo dõi để giúp bạn hiểu và học cách kiểm soát các chức năng của cơ thể như huyết áp, nhịp tim và căng cơ.

  • Kích thích dây thần kinh chẩm (Occipital nerve stimulation)

Bác sĩ sẽ gắn một thiết bị chuyên dụng nhỏ ở đáy hộp sọ của bạn. Thiết bị này sẽ gửi các xung điện đến dây thần kinh chẩm giúp giảm nhẹ cơn đau nhức đầu.

  • Châm cứu

Mặc dù chưa có cơ sở khoa học chứng minh châm cứu có thể cải thiện chứng đau đầu mạn tính, thế nhưng liệu pháp cổ truyền này phần nào giảm nhẹ cơn đau giúp bạn cảm thấy thư thái hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện các bài massage đầu đơn giản tại nhà. Những động tác massage nhẹ nhàng sẽ phần nào xoa dịu cơn đau, thư giãn đầu óc và giảm căng cơ.

Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học

Thiếu chất, thức khuya hay lười vận động… khiến tình trạng đau đầu của bạn ngày càng khó kiểm soát hơn. Vì vậy, việc nghiêm túc xây dựng lối sống lành mạnh và khoa học sẽ là cách giảm đau đầu giúp ích rất nhiều cho công cuộc chiến đấu chống lại cơn đau nhức đầu đang dày vò bạn ngày này qua tháng khác:

  • Ngủ đủ giấc

Bạn nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày và trung bình nên ngủ đủ từ 7 – 8 giờ mỗi đêm. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn bị rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như ngủ ngáy, khó vào giấc hoặc mất ngủ trong nhiều ngày.

  • Dinh dưỡng hợp lý

Bỏ bữa và ăn uống thiếu chất là một trong những yếu tố gây ra cơn đau đầu, thế nên bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối và đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt chú trọng thực phẩm cung cấp vitamin, khoáng chất tốt cho não bộ. Song song với đó, bạn nên hạn chế dùng thức ăn nhiều dầu mỡ, đường, cay và chứa chất kích thích.

  • Tập thể dục đều đặn

Tăng cường vận động không chỉ giúp tăng sức dẻo dai cho xương khớp, phòng ngừa bệnh tim mạch mà còn giúp hỗ trợ lưu thông tuần hoàn máu, từ đó cải thiện những cơn đau đầu. Một số hoạt động tốt cho não là đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, đánh cờ… Ở nơi làm việc, sau khoảng 1 tiếng bạn nên đứng dậy đi lại hoặc vận động tại chỗ 5 phút để tăng cường máu lưu thông lên não.

  • Giảm stress, căng thẳng

Căng thẳng có thể kích thích cơn đau nửa đầu mãn tính của bạn bùng phát bất cứ lúc nào. Do đó, bạn hãy học cách cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi để hạn chế áp lực lên não bộ. Cùng với đó, bạn có thể dành thời gian cho một số bộ môn có tác dụng giảm căng thẳng, giải phóng suy nghĩ tiêu cực và nạp năng lượng tích cực chẳng hạn như yoga, thái cực quyền hoặc thiền định, nghe nhạc hoặc chơi nhạc cụ…

  • Giảm lượng caffein

Không ít người dùng nước uống chứa caffeine để trị cơn đau đầu và đúng là trong một giới hạn nào đó, chất kích thích này có thể xoa dịu bớt cơn đau nhức đầu đang “dày vò” bạn. Nhưng chuyên gia cảnh báo, caffeine cũng là tác nhân làm trầm trọng thêm cơn đau đầu. Đừng để những loại thức uống “mê hoặc” vì lợi ích trước mắt bạn nhé! Tốt nhất, bạn nên cố gắng giảm thiểu hoặc loại bỏ caffeine khỏi chế độ ăn uống của mình.

  • Ghi lại nhật ký đau đầu

Đối với hầu hết mọi người, việc ghi lại nhật ký đau đầu là một thứ gì đó xa vời và lạ lẫm. Nhưng thực hiện thói quen này mỗi khi cơn đau đầu mạn tính tìm đến có thể giúp bạn xác định được tác nhân nào gây ra cơn đau đầu để tránh và kiểm soát chúng.

Hơn nữa, nhật ký bệnh lý còn giúp bạn quản lý chi tiết tiến triển của cơn đau đầu như bắt đầu khi nào, bạn đang làm gì vào thời điểm đó và cơn đau đầu kéo dài bao lâu. Những thông tin này giúp bác sĩ xác định chính xác kiểu đau đầu mãn tính mà bạn mắc phải, nhờ đó đưa ra giải pháp khắc phục thích hợp nhất.

Dùng OTiV chăm sóc tế bào thần kinh, hỗ trợ cải thiện đau đầu kéo dài

Như đã đề cập ở trên, việc phát hiện gốc tự do đã mở ra hướng mới trong việc tìm kiếm giải pháp hỗ trợ cải thiện đau đầu trúng đích và hiệu quả – đó là bổ sung vào chế độ chăm sóc não bộ tinh chất thiên nhiên chuyên biệt có khả năng vượt qua hàng rào máu não, tiếp cận và tiêu diệt gốc tự do. Hiện nay, sản phẩm có thể làm được điều này đó là OTiV nhờ chứa hai tinh chất quý chiết xuất từ Blueberry và Ginkgo Biloba.

Hoạt chất Anthocyanin và Pterostilbene trong Blueberry kết hợp với hoạt chất Flavonoid và Terpenoid trong Ginkgo Biloba tạo nên một sức mạnh hoàn hảo đủ khả năng vượt qua hàng rào máu não, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu lên não giúp chống gốc tự do hiệu quả. Từ đó, hạn chế hình thành các mảng xơ vữa, chăm sóc và bảo vệ não bộ, hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa các vấn đề về thần kinh bao gồm chứng đau nửa đầu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, tai biến mạch máu não…

Như vậy, chủ động chăm sóc sức khỏe não bộ từ bên trong bằng tinh chất chuyên biệt, đồng thời giảm tránh các yếu tố gây hại tế bào thần kinh từ bên ngoài, kiểm soát tốt sự hình thành gốc tự do là giải pháp phòng và hỗ trợ cải thiện đau đầu kéo dài cho kết quả lâu dài.

11:27 05/12/2023
Share Facebook Share Twitter Share Pinterest
Gửi Câu Hỏi
*Vui lòng điền thông tin chính xác để chúng tôi thông báo cho bạn khi có kết quả
Bài viết khác

Đau đầu 2 bên thái dương: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đau đầu 2 bên thái dương là vấn đề sức khỏe nhiều người gặp phải nhưng ít ai hiểu rõ về triệu chứng này. Chủ động tìm hiểu về đau...

Thường xuyên đau đầu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách trị

Đau đầu là một triệu chứng phổ biến mà hầu như ai cũng từng trải qua ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, khi đau đầu trở nên thường...

Đau đầu về đêm là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Đau đầu về đêm kéo dài có thể làm cho sức khỏe người bệnh bị suy giảm đáng kể,  gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt thường ngày.

Đau đầu vùng trán: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Đau đầu vùng trán nếu diễn ra thường xuyên, ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh, còn có thể là triệu chứng của một...

Đau đầu sau gáy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Đau đầu sau gáy là một bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để kéo dài sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đau đầu chóng mặt buồn nôn là bệnh gì? Triệu chứng và cách chữa

Đau đầu chóng mặt buồn nôn khiến nhiều người gặp trở ngại trong quá trình làm việc và sinh hoạt. Khi gặp hiện tượng này, ngoài việc nghỉ ngơi, thư...


Copyright © 2014 OTiV

Các thông tin trên website otiv.com.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. OTiV không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.