6 cách chữa đau đầu bằng gừng cực đơn giản ngay tại nhà
08/06/2022 |
Tác giả: Đội ngũ biên tập OTiV
Gừng là thực phẩm quen thuộc, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhiều ý kiến cho rằng việc áp dụng các cách trị đau đầu bằng gừng có thể giúp thuyên giảm cơn đau một cách hiệu quả. Vậy đâu là cách loại bỏ cơn đau đầu với loại thực phẩm này?
Trị đau đầu bằng gừng có hiệu quả không?
Trong Đông y, gừng có vị cay nồng, tính ấm… có tác dụng tán hàn, tiêu đờm và được cho là “thực phẩm vàng” để chăm sóc sức khỏe. Do đó, gừng thường được sử dụng để chữa nhiều chứng bệnh thường gặp như phong hàn, kích thích tiêu hóa, trị đau đầu, đau bụng kinh,…
Củ gừng là phần được sử dụng vì chứa nhiều chất dinh dưỡng
Theo nghiên cứu khoa học, trong gừng có chứa nhiều tinh dầu và các thành phần chính như: Zingiberol, Borneol, Zingiberene, Nonanal, Chavicol, Citral, Methyl heptenone,… Gừng cũng có thể làm tăng mức độ serotonin tự nhiên trong cơ thể - một chất có thể giúp giảm chứng đau nửa đầu bằng cách giảm viêm và co thắt mạch máu.
Hai hoạt chất có trong gừng là Singerols và Shogaols - có tác dụng chống viêm và giảm đau. Nhờ đó, khi sử dụng gừng cũng mang đến có hiệu quả giảm buồn nôn và nôn - hai triệu chứng liên quan đến các cơn đau nửa đầu.
Một nghiên cứu thực hiện trên nhóm 60 người lớn bị chứng đau nửa đầu cấp tính cho thấy, sử dụng 400mg chiết xuất gừng cùng với thuốc chống viêm không steroid đem lại hiệu quả hỗ trợ cải thiện cơn đau đầu.
6 cách chữa đau đầu bằng gừng hiệu quả
Gừng có thể giúp giảm các triệu chứng đau nửa đầu, cũng như giảm đau đầu hiệu quả. Có một số cách khác nhau và dễ dàng để kết hợp gừng vào chế độ ăn uống của bạn. Hãy thử một trong những phương pháp sau đây:
Ngậm gừng tươi chữa đau đầu
Ngậm gừng tươi sẽ giúp bạn giảm cơn buồn nôn và có thể ngăn chặn các triệu chứng buồn nôn do chứng đau nửa đầu.
Cách thực hiện:
-
Nguyên liệu cần có: 1 củ gừng tươi.
-
Gừng tươi rửa sạch, cắt lát nhỏ, mỏng. Sau đó, cho vào miệng ngậm ít nhất 30 phút hoặc ngậm thêm cho tới khi cơn đau đầu thuyên giảm.
Ngoài ra, để tiện lợi hơn, bạn có thể chọn các loại kẹo chiết xuất từ gừng cũng mang đến hiệu quả tương tự. Kẹo gừng, viên ngậm gừng có thể được tìm thấy tại các hiệu thuốc hoặc cửa hàng thực phẩm. Việc sử dụng kẹo gừng và viêm ngậm chứa chiết xuất gừng trở thành giải pháp nhanh dành cho những người bận rộn, giúp “đánh tan” cơn đau đầu khó chịu.
Trà gừng trị đau đầu
Đã có rất nhiều nghiên cứu về gừng và các đặc tính giảm đau của gừng, bao gồm cả chứng đau đầu và đau nửa đầu. Bởi vì, khi thưởng thức trà gừng, nhiều người nhận thấy tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng hơn. Do đó, cảm giác khi uống trà gừng cũng có thể giúp xua đi cơn đau đầu.
Uống trà gừng ấm có thể giúp cơn đau đầu được xoa dịu
Để tận hưởng được 1 ly trà gừng thơm ngon, có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
-
Nguyên liệu: 2-3 lát gừng tươi, đường, chanh, trà bất kỳ và nước sôi.
-
Đầu tiên, nấu nước sôi và cho các lát gừng vào đun nhỏ lửa 10–20 phút. Đun nhỏ lửa và cho trà vào lâu hơn để trà thơm hơn.
-
Đợi nguội, lọc bỏ bã trà và gừng. Thêm chanh và đường vào khuấy đều rồi thưởng thức.
Xem thêm: Uống gì giảm đau đầu? 11 loại thức uống giảm đau đầu
Mật ong và gừng cải thiện đau đầu
Sự kết hợp giữa gừng và mật ong được biết là một chất giảm đau tự nhiên và được sử dụng từ rất lâu đời. Mặc dù gừng có hương vị nồng, nhưng ít người biết rằng nó là một chất làm long đờm, mở thông các xoang và giúp loại bỏ cơn đau. Mặt khác, pha nước gừng với mật ong có thể giúp thư giãn các mạch máu và cải thiện lưu lượng máu lên não.
Trà gừng và mật ong là thức uống lành mạnh có thể sử dụng ngay cả khi không bị đau đầu
Cách thực hiện:
-
Nguyên liệu: mật ong nguyên chất và 1 củ gừng tươi.
-
Gừng tươi gọt sạch vỏ rồi rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng và cắt thành sợi nhỏ.
-
Cho gừng vào bình thủy, rồi đổ mật ong vào cho tới khi ngập hết gừng.
-
Ngâm gừng trong mật ong từ 1 tiếng là có thể mang ra sử dụng.
-
Khi pha trà gừng, bạn chỉ cần cho hỗn hợp đã ngâm vào ly nước ấm và khuấy đều là được.
Ngâm chân với muối và gừng giảm đau đầu
Ngâm chân nước gừng nóng và muối là một phương thuốc giúp giải cảm, hỗ trợ giấc ngủ ngon và giúp làm dịu trung khu thần kinh phó giao cảm. Ngoài ra, hỗn hợp này cũng thúc đẩy tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể nên đặc biệt hữu ích với người bị đau đầu do trời lạnh. Vì vậy, hãy ngâm chân của bạn vào một chậu gừng muối nóng, tinh chất sẽ được hấp thụ qua da, truyền vào các kinh mạch giúp cơ thể thư giãn tốt hơn.
Hướng dẫn cách ngâm chân với nước muối gừng:
-
Nguyên liệu cần có: Gừng, muối hạt, nước ấm.
-
Sử dụng gừng tươi, cho vào nồi rồi đổ thêm 2 lít nước và đun nhỏ lửa. Tránh đun sôi sẽ làm mất đi tinh dầu của gừng và làm giảm dược tính của nó.
-
Sau đó, thêm ít muối rồi tắt bếp chờ nước gừng nguội bớt. Đổ nước gừng ra chậu và đặt 2 chân vào thư giãn.
-
Khi nước ngâm chân nguội hẳn, làm mới bằng cách châm thêm nước nóng để giữ nhiệt độ phù hợp.
Massage bằng tinh dầu gừng trị đau đầu
Cách chữa đau đầu bằng gừng không thể bỏ lỡ chính là massage với tinh dầu của gừng.
Dầu gừng được chiết xuất từ củ gừng thông qua quá trình chưng cất. Giống như các loại tinh dầu khác, dầu gừng rất đậm đặc, có mùi thơm đặc trưng và có tính ấm hoặc cay. Vì vậy, nó thường được sử dụng để trị liệu và làm giảm đau đầu bằng hương thơm. Dầu gừng cũng có thể được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau trên da và tóc.
Cách giảm đau đầu bằng tinh dầu gừng rất đơn giản: Rửa sạch tay, lấy một ít tinh dầu gừng rồi thoa lên 2 bên thái dương hoặc vùng bị đau. Massage trong 5 - 10 phút để xoa dịu cơn đau đầu của bạn.
Mọi người có thể áp dụng các cách chữa đau đầu bằng gừng như đã giới thiệu bên trên ngay tại nhà, ít tốn chi phí.
Tác dụng phụ của gừng
Mặc dù gừng được xem là thực phẩm tốt và an toàn, nhưng một số người có thể gặp các tác dụng phụ khi sử dụng như ợ chua, tiêu chảy, đầy hơi và đau bụng… sau khi tiêu thụ gừng.
Theo Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp Hoa Kỳ, có một số ý kiến cho rằng gừng có thể cản trở tác dụng của thuốc làm loãng máu. Mặc dù nhận định này chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh, nhưng những người dùng thuốc làm loãng máu nên tham khảo với bác sĩ trước khi sử dụng gừng.
Những lưu ý khi trị đau đầu bằng gừng tươi
Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng chữa đau đầu của gừng, hầu hết đều là những bài thuốc truyền tai nhau trong dân gian. Do đó, khi quyết định sử dụng các cách trị đau đầu bằng gừng bạn cần lưu ý:
-
Các thành phần hóa học của gừng sẽ khác nhau giữa các nguồn gốc và chiết xuất. Vì vậy, khi sử dụng gừng cho mục đích chữa bệnh đau đầu, mỗi người nên kiên nhẫn và cần có thời gian để ghi nhận kết quả.
-
Có nhiều quan niệm cho rằng trong vỏ gừng có chứa nhiều dưỡng chất, không nên bỏ đi. Tuy nhiên, nếu không đảm bảo rửa sạch hoàn toàn bụi bẩn bám bên ngoài vỏ gừng, bạn hãy gọt vỏ và rửa lại với nước.
-
Nên chọn củ gừng tươi thay vì củ gừng giập nát hoặc gừng đã mọc mầm.
-
Mặc dù gừng có thể xoa dịu cơn đau đầu và mang đến nhiều lợi ích khác cho sức khỏe nhưng không nên lạm dụng và không dùng quá 5g mỗi ngày.
-
Nếu bị khó ngủ, bạn cần tránh sử dụng gừng vào buổi tối vì đặc tính giúp tinh thần sảng khoái của gừng có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn nữa.
-
Phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn hoặc uống gừng để chữa đau đầu buồn nôn.
Cần lưu ý, các cách chữa đau đầu bằng gừng chỉ là giải pháp điều trị triệu chứng giảm đau tạm thời như các thuốc giảm đau khác. Theo các chuyên gia, để điều trị tận gốc chứng đau đầu, cần thăm khám để biết nguyên nhân gây tổn thương thực thể, kết hợp thay đổi lối sống lành mạnh để ngăn chặn sự hình thành gốc tự do - một trong những tác nhân gây đau đầu thường xuyên và kéo dài.
Gần đây, các nhà khoa học cũng phát hiện hai tinh chất thiên nhiên từ Blueberry và Ginkgo Biloba (thành phần chính của OTiV) giúp cung cấp cho não bộ nhiều dưỡng chất chuyên biệt, có khả năng hỗ trợ chống gốc tự do, tăng cường máu lên não hiệu quả, từ đó bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu não, chống lại các bệnh mà gốc tự do gây nên. Nhờ đó, bảo vệ và ngăn ngừa tổn thương cấu trúc thành mạch, giúp hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện hiệu quả bệnh đau đầu, đau nửa đầu.
OTiV là sản phẩm được nhiều chuyên gia sức khỏe khuyên dùng vì độ an toàn và hiệu quả trong việc hỗ trợ cải thiện chứng đau đầu và đau nửa đầu
Trên đây là toàn bộ cách chữa đau đầu bằng gừng, người bệnh có thể thực hiện chữa trị tại nhà. Tuy nhiên, hiệu quả của các cách trị bệnh này phụ thuộc vào từng tình trạng bệnh và nhiều yếu tố khác nữa. Song song với sử dụng gừng, mỗi người nên uống mỗi ngày 1 viên OTiV để giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe não bộ, hỗ trợ ngăn ngừa đau đầu tái phát.
Nội dung bài viết được cập nhập và kiểm tra lần cuối vào ngày: 08/06/2022
*Những thông tin trong bài viết của OTiV chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn tham khảo/Source
OTiV chỉ sử dụng các nguồn tham khảo từ các tổ chức y học, trung tâm y tế học thuật và tài liệu từ Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ để hỗ trợ các thông tin y học trong bài viết.
- Can Ginger Help Relieve Headaches and Migraine? - Healthline Media

Đau đầu 2 bên thái dương: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Đau đầu 2 bên thái dương là vấn đề sức khỏe nhiều người gặp phải nhưng ít ai hiểu rõ...

Thường xuyên đau đầu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách trị
Đau đầu là một triệu chứng phổ biến mà hầu như ai cũng từng trải qua ít nhất một lần trong đời....
.jpg&h=293&w=500)
Đau đầu về đêm là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng
Đau đầu về đêm kéo dài có thể làm cho sức khỏe người bệnh bị suy giảm đáng...

Đau đầu vùng trán: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Đau đầu vùng trán nếu diễn ra thường xuyên, ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe và đời...

Đau đầu sau gáy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Đau đầu sau gáy là một bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để...
Uống gì để giảm đau đầu? 11 loại thức uống giảm đau đầu hiệu quả
Đau đầu do viêm xoang: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Đau đầu nên ăn gì? 11 món ăn, thực phẩm giảm nhức đầu
Rối loạn vận mạch não là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Đau đầu cụm (đau đầu từng chùm): Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị
Đau đầu hậu Covid là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách kiểm soát
Đau đầu chóng mặt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đau đầu buồn nôn: Nguyên nhân do đâu, điều trị thế nào?
OTiV - Cải thiện đau đầu, đau nửa đầu hiệu quả
Đau đầu khi thay đổi thời tiết có nguy hiểm hay không?