Đau đầu: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
20/01/2023 |
Tác giả: Đội ngũ biên tập OTiV
Đau đầu mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu diễn ra thường xuyên, sức khỏe và đời sống của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí còn tiềm ẩn nhiều vấn đề bệnh lý nguy hiểm bên trong. Vậy đâu là nguyên nhân? Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa như thế nào? Những chia sẻ dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này cho bạn.
Đau đầu là bệnh gì?
Đau đầu hay còn được gọi là nhức đầu là tình trạng cơn đau thường xuất hiện ở bất cứ vùng nào trên đầu. Tình trạng đau đầu có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên đầu, ở một vị trí nhất định hoặc cũng có thể lan tỏa khắp đầu. Triệu chứng ở mỗi bệnh nhân thường không giống nhau, người bệnh có thể cảm thấy đau nhói liên tục, âm ỉ hoặc dữ dội ở đầu. Hiện nay, bệnh đau đầu có thể được điều trị bằng thuốc, kiểm soát căng thẳng và phản hồi sinh học.
Đau đầu là một tình trạng vô cùng phổ biến mà ai cũng gặp phải
Nguyên nhân đau đầu
Nguyên nhân gây đau đầu gồm 2 nhóm sau: nguyên phát và thứ phát
Đau đầu nguyên phát
Đau đầu nguyên phát không phải là triệu chứng của bệnh lý có trước, mà có thể do các vấn đề liên quan đến đến cấu trúc của đầu và cổ. Hoạt động hóa học trong não, dây thần kinh, mạch máu xung quanh hộp sọ, các cơ ở vùng đầu cổ cũng có thể đóng vai trò trong tình trạng nguyên phát này.
Nguyên nhân có thể được kích hoạt bởi các yếu tố lối sống như:
-
Rối loạn giấc ngủ.
-
Stress
-
Đứng, ngồi sai tư thế ảnh hưởng đến lưng, cổ, mắt.
-
Ô nhiễm tiếng ồn.
-
Chế độ ăn uống không đảm bảo.
Chứng đau đầu có thể do nhiều nguyên nhân, có bệnh lý hoặc không
Đau đầu thứ phát
Trái lại với nguyên phát, thì thứ phát là do một bệnh lý cụ thể nào đó gây ra như:
-
Do bệnh lý toàn thân: Nhiễm trùng, suy giáp, viêm động mạch tế bào khổng lồ (Giant cells arteritis – GCA), nhiễm độc…
-
Do bệnh thần kinh như: u não, chấn thương sọ não, bệnh màng não – mạch máu não, hội chứng tăng áp lực nội sọ…
-
Do bệnh nội khoa như: tim mạch, tiêu hóa, nội tiết,…
-
Do các bệnh chuyên khoa khác như: mắt, xương khớp, tai mũi họng, …
Triệu chứng bệnh đau đầu
Triệu chứng đau đầu thường không giống nhau, nó tùy thuộc vào từng loại mà người bệnh gặp phải. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến:
Đau đầu do căng thẳng
Đau đầu căng thẳng là một trong những dạng phổ biến nhất hiện nay, bệnh thường có xu hướng:
-
Bị đau từ nhẹ đến trung bình.
-
Cảm thấy bị nén ép hoặc ê ẩm ở sau gáy, tăng nhạy cảm đau xung quanh đầu như bị búa bổ.
-
Có cảm giác đầu bị căng ra hoặc siết chặt ở các cơ vùng đầu và cổ, vai gáy.
-
Thường xảy ra ở hai bên đầu, đôi khi lan tỏa khắp đầu, nhưng khó chịu nhất ở phần sau đầu và vùng cổ.
-
Một số ít trường hợp có thể nhạy cảm đối với tiếng ồn.
-
Thời gian đau mang tính chu kỳ, chia làm nhiều đợt và thường kéo dài tới 2 tuần trong 1 tháng hoặc 6 tháng trong 1 năm.
Đau đầu do căng thẳng có thể lan tỏa khắp đầu, khiến người bệnh cực kỳ khó chịu
Đau nửa đầu
Có căn nguyên từ thần kinh mạch máu, chỉ xuất hiện ở một bên đầu với các triệu chứng:
-
Đau dữ dội từng cơn ở một bên đầu, cảm thấy da đầu căng, rát như bị bỏng.
-
Bệnh nhân có thể cảm thấy ù tai, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn ói.
-
Thường nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn và mùi.
-
Có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, đau từ vừa đến nặng, lặp lại thường xuyên.
Xem thêm: 17 cách trị đau nửa đầu tại nhà không cần dùng thuốc
Đau đầu từng cụm
Đau đầu cụm là một trong những tình trạng nghiêm trọng, không theo nhịp mạch đập và kéo dài. Triệu chứng thường gặp là:
-
Hay đau đầu khi ngủ dậy, xuất hiện sau khi ngủ từ 1 đến 3 giờ, khi tỉnh dậy đã thấy bị đau nặng.
-
Cơn đau thành từng cụm, khu trú ở nửa đầu, đau nhiều ở sau mắt, lan ra trán và thái dương.
-
Một số trường hợp còn kèm theo ngạt mũi, chảy nước mắt, sa hoặc phù mí mắt…
Đau đầu do xoang
Đây là kết quả của tình trạng nhiễm trùng xoang, gây tắc nghẽn và viêm xoang thường có các triệu chứng:
-
Cơn đau có thể xuất hiện ở một hoặc hai bên đầu và thường có xu hướng nặng hơn khi cử động đầu đột ngột hoặc căng thẳng.
-
Cảm giác đau, tức ở má và trán hoặc khu vực lông mày.
-
Miệng có mùi khó chịu, sốt cao, mặt sưng.
Đau đầu mãn tính
Đau đầu kéo dài là tình trạng kéo dài trên 15 ngày trong một tháng, thường có bệnh lý kết hợp như: Trầm cảm, lo âu, rối loạn lưỡng cực, cơn hoảng sợ, lạm dụng thuốc... Hầu hết các trường hợp này không phát hiện dấu hiệu bất thường trên ảnh chụp não. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra những rối loạn cơ thể như hồi hộp, khó ngủ về đêm, đau bao tử, ngoài ra còn xuất hiện triệu chứng trầm cảm như lo âu, thậm chí thay đổi tính cách.
Đau đầu mãn tính có thể xảy ra một cách đột ngột, không báo trước
Đối tượng dễ bị đau đầu
Bị nhức đầu có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào ở bất kỳ độ tuổi hoặc giới tính nào. Tuy nhiên, các đối tượng sau có nhiều khả năng mắc phải nhất:
-
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, hành kinh hoặc mãn kinh, có nguy cơ hơn, đặc biệt là đau đầu ở phụ nữ xảy ra nhiều hơn ở nam giới do sự thay đổi của hormone Estrogen.
-
Người bị huyết áp thấp, tăng huyết áp hoặc hai chỉ số huyết áp (huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương) chênh lệch bất ổn có thể có nguy cơ cao hơn các đối tượng khác.
-
Nhân viên văn phòng thường xuyên làm việc với máy tính.
-
Những người trẻ thường xuyên sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích.
-
Những người hay bị căng thẳng, áp lực, tâm lý bất ổn.
Cách chẩn đoán tình trạng đau đầu
Để có phương pháp điều trị phù hợp, đầu tiên phải xác định được nguyên nhân. Hiện nay, các bác sĩ thường chẩn đoán đau đầu theo hai phương pháp sau:
Chẩn đoán lâm sàng
Để bắt đầu chẩn đoán, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh một số vấn đề về tình hình hiện tại như: Cơn đau nhức xuất hiện ở vị trí nào, cường độ, thời gian mỗi lần là bao lâu, bị trong bao lâu, triệu chứng kèm theo… Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hỏi về các yếu tố có thể kích hoạt cơn đau đầu như: Có thường xuyên sử dụng rượu bia, uống bao nhiêu cà phê một ngày, tính chất công việc, sự kiện gây căng thẳng, thói quen ngủ, trong gia đình bạn có ai bị tình trạng tương tự không,...
Ngoài việc mô tả đầy đủ, chi tiết các triệu chứng lâm sàng, người bệnh cũng cần cung cấp cho bác sĩ tiền sử và cách điều trị bệnh trước đó, các loại thuốc đã và đang sử dụng (nếu có).
Sau khi đánh giá phần bệnh sử, bác sĩ sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra toàn diện về thể chất và thần kinh để xác định nguyên nhân. Nội dung thăm khám có thể bao gồm:
-
Khám toàn thân: Đo huyết áp; khám toàn bộ các cơ quan nội tạng, đặc biệt là tim mạch; tìm kiếm các dấu hiệu nguy hiểm và triệu chứng của một căn bệnh nào đó.
-
Khám thần kinh: Các xét nghiệm thần kinh tập trung vào việc loại trừ các bệnh lý thần kinh như: U não, xuất huyết não, động kinh, đa xơ cứng và các bệnh mạch máu não khác…
-
Khám chuyên khoa: Mắt, tai mũi họng, nha khoa,…
Chẩn đoán cận lâm sàng
Sau khi bước thăm khám lâm sàng, để có kết quả chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như:
-
Xét nghiệm máu và nước tiểu.
-
Chụp X-quang xoang, hộp sọ và chụp cột sống cổ
-
Chọc dò tủy sống
-
Điện não đồ
-
Chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ vùng đầu cổ
Cách điều trị bệnh đau đầu
Theo các chuyên gia, bị đau đầu do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Do đó, phương pháp điều trị sẽ dựa vào nguyên nhân như:
Do bệnh lý: Phương pháp điều trị sẽ tập trung vào giải quyết bệnh lý, khi bệnh thuyên giảm, các triệu chứng cũng sẽ biến mất.
Không bệnh lý: Với những trường hợp hay bị không do bệnh lý cơn đau có thể nhanh chóng thuyên giảm và biến mất khi được hỗ trợ điều trị bằng các biện pháp thích hợp như:
-
Liệu pháp châm cứu: Châm cứu là một cách thức chữa bệnh theo Y học cổ truyền, sử dụng các kim châm đặc biệt xuyên qua da và vào các điểm cụ thể trên cơ thể để kích thích các sợi dây thần kinh tại chỗ tiết ra các loại hormone nội sinh khác nhau, từ đó giúp giảm đau và giảm stress. Để cải thiện bằng liệu pháp châm cứu, người bệnh nên đến các bệnh viện Y học cổ truyền, có các chuyên gia chuyên về châm cứu thực hiện, tuyệt đối không được tự ý thực hiện tại nhà.
-
Chườm nóng/chườm lạnh: Chườm nóng hoặc chườm lạnh lên đầu và phía sau cổ khoảng 5 – 10 phút, 4 - 5 lần trong ngày có thể giúp giảm đau đầu.
-
Thiền định: Thiền định 5 - 15 phút mỗi ngày trước khi đi ngủ có thể giúp giải tỏa căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và kiểm soát cơn đau. Để thực hiện thiền định, người bệnh cần chọn một không gian yên tĩnh. Ngồi thẳng lưng để đầu và cổ thẳng với cột sống. Hai chân đặt trên sàn để thẳng từ mắt cá chân lên đến đầu gối, phần bắp chân và đùi sẽ tạo thành một góc 90 độ. Thả lỏng hai tay trên đầu gối hoặc trên đùi. Loại bỏ những suy nghĩ xuất hiện trong tâm trí, chỉ tập trung vào hơi thở: hít vào thở ra một cách chậm rãi.
-
Sử dụng thuốc: Trong trường hợp đau căng đầu, một số loại thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như: aspirin, acetaminophen hoặc ibuprofen có thể giúp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý không được lạm dụng các loại thuốc đau đầu này vì có thể dẫn đến tình trạng mãn tính.
Bên cạnh tiếp nhận các liệu pháp điều trị từ bác sĩ chuyên khoa, người bệnh nên chủ động bổ sung một số dưỡng chất đặc biệt đã được nghiên cứu chứng minh có khả năng tiến sâu vào hàng rào máu não, chống lại tình trạng gốc tự do tăng sinh quá mức – nguyên nhân chính gây ra cơn đau, đau nửa đầu và nuôi dưỡng tế bào não khỏe mạnh như Blueberry và Ginkgo Biloba (thành phần chính của OTiV).
Theo nhiều nghiên cứu, tinh chất thiên nhiên từ Blueberry và Ginkgo Biloba với trọng lượng phân tử nhỏ, dễ dàng vượt qua hàng rào máu não để trung hòa gốc tự do. Từ đó, hỗ trợ ngăn ngừa tổn thương cấu trúc thành mạch, chống lại quá trình viêm cùng với việc tăng cường nuôi dưỡng mạch máu não, giúp góp phần phòng ngừa và cải thiện hiệu quả bệnh đau đầu, đau nửa đầu.
PGS.TS Vũ Anh Nhị
OTiV với sức mạnh từ các tinh chất thiên nhiên giúp chống gốc tự do, hỗ trợ cải thiện hiệu quả chứng đau đầu
Cách phòng ngừa chứng đau đầu
Hay bị đau đầu không chỉ làm ảnh hưởng đến công việc hay cuộc sống hàng ngày của người bệnh mà còn mang đến nhiều hệ lụy khôn lường khác về sức khỏe. Do đó, chủ động phòng ngừa là điều hết sức cần thiết. Dưới đây một số phương pháp khác giúp phòng ngừa hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo:
- Cân bằng trạng thái tinh thần: stress thường xuyên là một trong những nguyên nhân chủ chốt gây ra chứng đau đầu và khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, học cách quản lý tinh thần, cân bằng trạng thái tinh thần chính là cách phòng ngừa hữu hiệu nhất. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao với các bài tập phù hợp như: yoga, thiền, đi bộ, aerobic…kèm thêm thời gian nghỉ ngơi hợp lý có thể giúp cải thiện thể chất, thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng hữu hiệu.
- Cung cấp đủ vitamin B và magie cho cơ thể: Cơ thể thiếu chất, đặc biệt là thiếu hụt magie và vitamin B có thể gây ra các cơn đau cấp tính. Do đó, bạn cần cung cấp đủ vitamin B và magie cho cơ thể bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B và magie vào trong bữa ăn hàng ngày như: Rau có màu xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trứng, sữa, thịt gà, cá hồi, chuối…
- Uống đủ nước: Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, nhất là trong những ngày nóng bức vì thiếu nước có thể khiến cơ thể mệt mỏi, choáng váng, dẫn tới đau ở vùng đầu. Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại trà thảo dược như: trà gừng, trà xanh, trà hoa cúc để giảm stress, giúp cơ thể thoải mái, góp phần cải thiện.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm, ngủ đúng giờ sẽ giúp nâng cao năng lượng vào buổi sáng, giảm mệt mỏi, nhức đầu và căng thẳng hiệu quả.
- Ăn uống khoa học: Ăn uống không điều độ, không đúng bữa, bỏ bữa, ăn kiêng thiếu chất cũng như có thể gây sức ép lên não bộ và gây ra hội chứng đau đầu. Do đó, để phòng ngừa bạn cần ăn đủ chất, đủ bữa vào cùng thời điểm hàng ngày. Đồng thời, hạn chế các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe, có thể kích hoạt chứng con đau như: Rượu, bia, các thức uống chứa chất kích thích như caffeine, các loại bánh ngọt, thức ăn nhanh. Giảm cân nếu bạn béo phì.
Song song đó, mỗi người cũng có thể bổ sung 1 viên OTiV/ngày để bổ sung các dưỡng chất tốt cho não bộ, chống gốc tự do, giúp hỗ trợ phòng ngừa chứng đau đầu hiệu quả.
ĐẶT MUA OTIV
Đau đầu là một vấn đề sức khỏe không hiếm gặp, mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để kéo dài sẽ khiến chất lượng cuộc sống giảm sút, ảnh hưởng đến tinh thần của người bệnh. Nguy hiểm hơn, nó có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và gây ra những thương tổn cho não, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như: trầm cảm, rối loạn lo âu, suy giảm trí nhớ, hay quên, thậm chí gây ra đột quỵ.
Nội dung bài viết được cập nhập và kiểm tra lần cuối vào ngày: 25/05/2023
*Những thông tin trong bài viết của OTiV chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa
Bài viết sử dụng các nguồn tham khảo từ các tổ chức y học, trung tâm y tế học thuật và tài liệu từ Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ để hỗ trợ các thông tin y học trong bài viết.
- https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9639-headaches - Cleveland Clinic
- https://www.webmd.com/migraines-headaches/migraines-headaches-basics - WebMD
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/headaches - Medical News Today
- https://www.mayoclinic.org/symptoms/headache/basics/causes/sym-20050800 - Mayo Clinic
- https://www.nhs.uk/conditions/headaches/ - NHS

Đau đầu vùng trán: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Đau đầu vùng trán nếu diễn ra thường xuyên, ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe và đời...

Đau đầu sau gáy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Đau đầu sau gáy là một bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để...

Đau đầu chóng mặt buồn nôn là bệnh gì? Triệu chứng và cách chữa
Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn khiến nhiều người gặp trở ngại trong quá trình làm việc...

Đau đầu khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách cải thiện
Trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, không ít mẹ...

Đau nửa đầu bên phải: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đau nửa đầu bên phải có thể do căng thẳng kéo dài, lạm dụng thuốc, đau dây dần kinh sinh ba...
Hay bị đau đầu vào chiều tối là triệu chứng của bệnh gì?
Đau đầu uống thuốc gì? Các loại thuốc đau đầu phổ biến
Các thể loại nhạc giúp bạn giảm cơn đau nửa đầu
17 cách trị đau nửa đầu tại nhà hiệu quả không dùng thuốc
Đau nửa đầu: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
17 cách giảm đau đầu tại nhà không cần thuốc