Đau đầu cụm (đau đầu từng chùm): Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị
12/05/2022 |
Tác giả: Đội ngũ biên tập OTiV
Đau đầu cụm không phổ biến như đau nửa đầu, nhưng có thể xảy đến với bất kỳ ai, ở bất kì độ tuổi nào. Dạng đau đầu này thường xảy ra đột ngột, không có dấu hiệu báo trước, thế nên trong tâm thế bị động, nhiều người sẽ không biết xử lý cơn đau này như thế nào? Đó là lý do chúng tôi dành bài viết này để cung cấp những kiến thức hữu ích về phòng và điều trị đau đầu từng cụm đến quý độc giả.
Đau đầu cụm là gì?
Đau đầu cụm (tiếng anh gọi là Cluster Headache) còn gọi là đau đầu từng chùm là những cơn đau dữ dội ở một bên đầu, chủ yếu là xung quanh mắt. Loại đau đầu này mặc dù hiếm gặp nhưng các chuyên gia đánh giá là rất nghiêm trọng và thuộc nhóm đau đầu thứ phát (tức là đau đầu do một tình trạng sức khỏe khác, chứ không phải bắt đầu từ những phản ứng bất thường bên trong não).
Cơn đau đầu từng cụm có thể làm gián đoạn cuộc sống của người bệnh trong nhiều tuần hoặc thậm chí vài tháng. Chúng có xu hướng xuất hiện theo chu kỳ, thường là vào cùng một thời điểm mỗi ngày, nên có tên gọi là đau đầu từng cụm (từng chuỗi) tức là từng cụm thời gian.
Đặc biệt, đau đầu Cluster có thể khiến người bệnh thức giấc sau khi đã chìm vào giấc ngủ khoảng 1, 2 tiếng. Những cơn đau đầu xảy ra vào ban đêm thường có cảm giác dữ dội hơn cơn đau đầu vào ban ngày.
Loại đau đầu này đe dọa đến sức khỏe của mọi người, mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở độ tuổi thanh thiếu niên và trung niên (từ 20 - 40 tuổi). Để giảm bớt tác động tiêu cực do cơn đau đầu cụm gây ra, mọi người cần trang bị kiến thức về cách chữa trị và giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh.
Các loại nhức đầu theo cụm
Chứng đau đầu từng cụm được phân thành 2 loại là đau đầu cụm từng đợt và đau đầu cụm mãn tính. Đặc điểm của mỗi loại đau đầu cụm này như sau:
-
Đau đầu cụm từng đợt: Xảy ra thường xuyên trong khoảng một tuần đến một năm. Sau đó, khoảng thời gian không đau là từ một tháng trở lên.
-
Đau đầu cụm mãn tính: Xảy ra thường xuyên trong hơn một năm. Sau đó, giai đoạn không đau đầu là dưới một tháng.
Mỗi người có thể trải qua cả cơn đau đầu cụm từng cơn và đau đầu cụm mãn tính
Một người bị đau đầu cụm từng đợt có thể bị đau đầu từng cụm mãn tính và ngược lại. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt và chủ động bổ sung dưỡng chất chăm sóc não bộ từ sớm để kiểm soát cơn đau đầu từng cụm hiệu quả.
Phân biệt đau đầu theo cụm và đau nửa đầu
Đau đầu theo cụm và đau nửa đầu đều gây ra những cơn đau dữ dội. Tuy nhiên, thời gian đau và vị trí bị ảnh hưởng bởi cơn đau của hai dạng đau đầu đầu này là khác nhau.
Đau đầu theo cụm | Đau nửa đầu |
|
|
Các triệu chứng đau đầu cụm đặc trưng
Đau đầu từng cụm bắt đầu nhanh chóng và không có dấu hiệu báo trước. Cơn đau đầu trở nên nghiêm trọng sau 5-10 phút và thường diễn ra từ 30 phút đến 2 giờ/lần, 1-8 lần/ngày.
Kiểu đau đầu từng cụm rất dữ dội, được mô tả là cảm giác nhói, buốt và rát chủ yếu ở vùng xung quanh mắt, thái dương và má, nhưng cũng có khi lan sang các bộ phận khác như cổ, vai...
Cơn đau có xu hướng ảnh hưởng đến cùng một phía cho mỗi lần tái phát. Bên cạnh đó, người bệnh có thể phải chịu đựng thêm một hoặc nhiều triệu chứng sau:
-
Đỏ, sưng và chảy nước mắt cùng bên với cơn đau.
-
Nghẹt mũi và chảy nước mũi cùng bên với cơn đau.
-
Sụp và sưng mí mắt cùng bên với cơn đau.
-
Mặt đổ nhiều mồ hôi, da nhợt nhạt.
-
Cơ thể mệt mỏi và cảm thấy bồn chồn.
Người bị đau nửa đầu thường có biểu hiện sụp hoặc sưng mí mắt cùng bên đầu đau
Một triệu chứng đặc trưng giúp mọi người phân biệt được đau đầu cụm so với các loại đau đầu khác đó là tình trạng rối loạn thị giác. Người bệnh sẽ nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy trước khi cơn đau đầu xuất hiện. Thế nhưng, không phải ai bị đau đầu theo cụm cũng gặp triệu chứng này.
Đặc điểm chu kỳ của đau đầu cụm
Chu kỳ của đau đầu từng cụm thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Ngày bắt đầu và khoảng thời gian diễn ra của các chu kỳ có tính nhất quán. Ví dụ: Một người bị nhức đầu cụm theo mùa, chẳng hạn như mùa xuân hoặc mùa thu thì những chu kỳ sau, cơn đau đầu sẽ lặp lại vào đúng hai thời điểm này.
Sau mỗi chu kỳ của cơn đau là giai đoạn thuyên giảm và không đau. Trạng thái bình thường này có thể duy trì đến 12 tháng trước khi cơn đau đầu khác phát triển.
Cường độ giảm đau của đau đầu cụm rất nhanh chóng, nó có thể kết thúc đột ngột ngay khi bắt đầu. Sau mỗi lần “chiến đấu” với cảm giác nhức đầu gay gắt này, cơ thể của bạn sẽ cảm thấy cạn kiệt sức lực (kiệt sức).
Nguyên nhân gây đau đầu cụm
Các nhà nghiên cứu cho hay, những bất thường ở vùng dưới đồi - một khu vực nhỏ của não giữ vai trò điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, huyết áp, giấc ngủ và giải phóng các hormone có thể là nguyên nhân gây ra chứng nhức đầu từng cụm. Ngoài ra, đau đầu Cluster cũng được cho là do sự giải phóng quá mức hóa chất Histamine nhằm chống lại các chất gây dị ứng hoặc Serotonin - chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng điều chỉnh tâm trạng.
Cùng với đó, cơn đau đầu theo cụm cũng dễ xảy ra hơn khi có sự thúc đẩy của một số yếu tố nguy cơ sau đây:
-
Giới tính: Nam giới bị đau đầu cụm nhiều hơn nữ giới.
-
Tuổi tác: Mặc dù tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng hầu hết các trường hợp đau đầu cụm nằm trong độ tuổi từ 20 đến 40, 50 tuổi.
-
Hút thuốc lá, uống rượu bia: Đau đầu cụm thường gặp nhiều hơn ở những người hút thuốc hoặc nghiện rượu nặng, nhất là trong chu kỳ của cơn đau.
-
Di truyền: Người có cha mẹ hoặc anh chị em bị đau đầu từng cụm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Nguyên nhân chính xác dẫn đến chứng đau đầu từng cụm vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mọi người khi bị đau đầu chuỗi nghĩa là đồng hồ sinh học của cơ thể, đặc biệt là vùng dưới đồi đang gặp vấn đề. Do vậy, điều cần thiết lúc này là đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh lý một cách chi tiết, từ đó có giải pháp khắc phục phù hợp, giảm tác động tiêu cực của cơn đau đầu cụm đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.
Các bước chẩn đoán đau đầu theo cụm
Kết quả chẩn đoán bệnh tình phụ thuộc rất nhiều vào mô tả của người bệnh về các biểu hiện của cơn đau đầu theo cụm. Bởi lẽ đó, để khai thác tối đa thông tin về bệnh cản, bác sĩ thường hỏi bệnh nhân những vấn đề như:
-
Thời gian xuất hiện và kết thúc của cơn đau đầu.
-
Vị trí và mức độ của cơn đau đầu.
-
Những triệu chứng đi kèm với cơn đau đầu.
Sau khi trao đổi với người bệnh về những vấn đề trên, bác sĩ sẽ tiếp tục sử dụng những phương pháp chẩn đoán khoa học để có thể xác định rõ ràng hơn nguyên nhân gây đau đầu theo cụm, bao gồm:
Kiểm tra thần kinh
Bác sĩ sẽ dùng một loạt các thủ tục để đánh giá chức năng não của bạn, chẳng hạn: Kiểm tra các giác quan, phản xạ thần kinh… Thông qua bài kiểm tra thần kinh, bác sĩ sẽ phát hiện ra các dấu hiệu đặc trưng của chứng đau đầu từng cụm.
Kiểm tra hình ảnh
Nếu tình trạng của người bệnh phức tạp, chưa thể kết luận cụ thể bằng phương pháp khám thần kinh, bác sĩ có thể đề nghị áp dụng thêm các xét nghiệm hình ảnh để loại trừ các nguyên nhân dẫn đến cơn đau đầu khác như khối u hoặc chứng phình động mạch:
-
Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này sử dụng từ trường mạnh và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết về não và mạch máu não.
-
Chụp cắt lớp: Phương pháp này sử dụng một loạt tia X để tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang của não.
Tiến hành kiểm tra hình ảnh để loại trừ những nguyên nhân gây đau đầu khác như khối u
Những hình ảnh sắc nét này cho phép bác sĩ nhìn thấy những bất thường bên trong cấu trúc não. Nhờ đó, bác sĩ có thể đưa ra kết luận về nguyên nhân và tình trạng đau đầu cụm chính xác nhất.
Điều trị đau đầu theo cụm như thế nào?
Có hai điều quan trọng mà các bạn cần biết về việc điều trị chứng đau đầu theo cụm: Thứ nhất, gần như không có cách chữa trị dứt điểm đau đầu từng cụm. Thứ hai, thuốc giảm đau không kê đơn thường dùng không mang lại hiệu quả đối với chứng nhức đầu này vì chúng phát huy tác dụng quá chậm so với tiến triển của cơn đau.
Mục tiêu của điều trị đau đầu cụm là giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau, rút ngắn thời gian đau đầu và ngăn chặn các đợt tái phát mới. Các phương pháp điều trị được thực hiện ngay sau khi bắt đầu xuất hiện cơn đau đầu.
-
Hít thở oxy tinh khiết: Hít thở oxy tinh khiết qua mặt nạ giúp giảm nhẹ đáng kể cơn đau đầu. Hiệu quả của giải pháp này có thể cảm nhận được trong vòng 15 phút. Dù vậy, chuyên gia khuyến cáo mọi người cần hết sức thận trọng khi dùng oxy tinh khiết, vì việc lạm dụng sử dụng oxy có thể gây nhiều hệ lụy như gây ức chế trung tâm hô hấp, chậm nhịp thở, tổn thương phế nang, viêm phổi... Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
-
Thuốc sumatriptan (Triptans) dạng tiêm: Triptans mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng đối với cả cơn đau đầu từng cơn cấp tính lẫn cơn đau nửa đầu. Nếu có tiền sử bệnh về tim mạch hoặc cao huyết áp, bạn nên thông báo với bác sĩ bởi dùng thuốc Triptans có thể gây nguy hiểm cho những ai mắc phải các vấn đề sức khỏe này.
-
Thuốc Octreotide dạng tiêm: Octreotide có thể phát huy tác dụng đối với chứng đau đầu từng cụm ở một số người. So với Triptans, hiệu quả giảm đau nhanh của thuốc Octreotide kém hơn.
Những lựa chọn khác có thể kể đến là thuốc gây tê cục bộ và Dihydroergotamine dạng tiêm. Các phương pháp điều trị này thường làm giảm cơn đau đầu trong vòng 15 đến 30 phút.
Biện pháp cuối cùng được đưa ra trong điều trị đau đầu cụm là phẫu thuật khi mà việc dùng thuốc không hiệu quả hoặc người bệnh không thể dung nạp thuốc. Phẫu thuật chữa đau đau đầu theo cụm thường áp dụng là cắt một phần của dây thần kinh sinh ba - dây thần kinh chức năng ở khu vực phía sau và xung quanh mắt.
Chỉ một sơ suất nhỏ trong quá trình phẫu thuật cũng có thể dẫn đến yếu cơ hàm hoặc mất cảm giác ở mặt. Vậy nên, bạn cần lựa chọn bệnh viện uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn khi tiến hành phẫu thuật chữa đau đầu cụm.
Phòng ngừa đau đầu cụm như thế nào?
Để giảm các đợt bùng phát của cơn đau đầu cụm trong một chu kỳ, đồng thời giảm nhẹ mức độ đau và thời gian đau khi đau đầu theo cụm tấn công, người bệnh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Thay đổi lối sống
Lối sống khoa học, lành mạnh luôn là liều thuốc tuyệt vời nhất giúp chúng ta hạn chế được tối đa bệnh tật. Đối với người bị đau đầu cụm, những điều cơ bản nhất trong lối sống cần phải làm được, bao gồm:
-
Tuân theo một lịch trình ngủ đều đặn: Ngủ sớm, ngủ đủ giờ và duy trì mốc thời gian đi ngủ - thức dậy nhất quán (mỗi ngày đều ngủ trước 11 giờ đêm và dậy lúc 6 giờ sáng).
-
Tránh rượu bia và thuốc lá: Chất kích thích có trong rượu bia và thuốc lá làm tăng nguy cơ tái phát chứng đau đầu từng cụm. Hơn nữa, chúng còn có thể kéo dài thời gian đau đầu cụm, thế nên người bệnh nên tránh hoặc từ bỏ hai sản phẩm này sớm.
-
Ăn uống hợp lý: Xây dựng thực đơn ăn uống phong phú. Tăng cường các loại thực phẩm tốt cho não bộ như trứng, cá béo, rau lá xanh, ngũ cốc, trái cây giàu vitamin C (cam, kiwi, táo…), quả việt quất, nghệ… Hạn chế thực phẩm có chứa một lượng lớn chất Nitra như thịt hun khói, xúc xích, thịt chế biến…
Ngủ đúng giờ và đủ giấc góp phần giảm thiểu nguy cơ đau đầu cụm
Tránh các tác nhân thúc đẩy cơn đau đầu cụm
Một số tác nhân có thể “dẫn dắt” cơn đau đầu cụm tìm đến dễ hơn và nhanh hơn mà bạn cần phải tránh để góp phần giảm số lần tái phát đau đầu theo cụm, cụ thể:
-
Tránh các hóa chất có mùi mạnh, chẳng hạn như nước hoa, sơn hoặc xăng...
-
Tránh để cơ thể trở nên quá nóng khi tập thể dục. Tốt nhất, trong chu kỳ đau đầu cụm, người bệnh không nên tập thể dục hoặc chỉ tập những động tác nhẹ nhàng.
Bổ sung dưỡng chất chăm sóc não bộ từ bên trong
Đối với chứng đau đầu nói chung và đau đầu theo cụm nói riêng, việc bổ sung những dưỡng chất chăm sóc não bộ chuyên biệt, từ bên trong như Blueberry và Ginkgo Biloba là vô cùng cần thiết. Khả năng chống gốc tự do, thúc đẩy lưu thông máu, tăng kết nối thần kinh và bảo vệ mạch máu não của hai dưỡng chất thiên nhiên này sẽ hỗ trợ phòng ngừa và giảm đau đầu cụm tối ưu hơn.
Bằng công nghệ sinh học phân tử hiện đại, các nhà khoa học đã chiết xuất thành công tinh chất Blueberry và Ginkgo Biloba, sau đó đưa vào trong viên uống OTiV. Với sự tính toán kỹ lưỡng về hàm lượng các dưỡng chất, dù bạn bị đau đầu cụm từng cơn hay đau đầu cụm mãn tính đều có thể sử dụng OTiV lâu dài để hỗ trợ giảm nhẹ cơn đau, cũng như kéo dài thời gian thuyên giảm hoặc không đau sau mỗi chu kỳ đau đầu cụm.
OTiV chứa hai dưỡng chất chống gốc tự do siêu việt là Blueberry và Ginkgo Biloba sẽ hỗ trợ phòng ngừa cơn đau đầu cụm hiệu quả hơn
Thuốc kiểm soát đau đầu cụm ngắn hạn
Bác sĩ có thể đưa ra một số loại thuốc đau đầu trong thời gian ngắn cho đến khi một trong những loại thuốc dài hạn bắt đầu có tác dụng, chẳng hạn:
-
Corticosteroid: Thuốc này có tác dụng kiểm soát tình trạng viêm giúp giảm nhanh cơn đau đầu. Corticosteroid thích hợp nhất với những người mới bị đau đầu cụm hoặc những người có chu kỳ đau đầu cụm ngắn và thời gian thuyên giảm (không đau) dài.
-
Ergotamine:Thuốc Ergotamine có tác dụng thu hẹp các mạch máu não bị giãn, giúp giảm hoặc ngăn chặn cơn đau đầu cụm, đau nửa đầu. Mọi người có thể dùng thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ, nhưng không dùng chung với thuốc Triptans.
-
Thuốc gây tê dây thần kinh chẩm: Tiêm thuốc gây tê lên dây thần kinh chẩm (nằm phía sau đầu) sẽ giúp chặn dẫn truyền đau, tạm thời ngăn cơn đau đầu cụm.
Thuốc kiểm soát đau đầu cụm dài hạn
Những loại thuốc dài hạn yêu cầu mọi người cần phải dùng trong suốt chu kỳ diễn ra cơn đau đầu cụm, chẳng hạn:
-
Thuốc chẹn kênh canxi: Dùng thuốc chẹn kênh canxi có thể gây tác dụng phụ như táo bón, mệt mỏi và sưng mắt cá chân. Nếu dùng thuốc này thời gian dài cần theo dõi tình trạng tim mạch thường xuyên.
-
Lithium carbonate: Thuốc này được xem là giải pháp hàng đầu trong điều trị rối loạn lưỡng cực, nhưng cũng khá hiệu quả trong việc ngăn ngừa chứng đau đầu cụm mãn tính. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng Lithium carbonate là tiêu chảy, run, khát nước. Trong quá trình sử dụng thuốc Lithium carbonate để điều trị, ngăn ngừa đau đầu từng cụm, người bệnh nên kiểm tra thận định kỳ để kịp thời phát hiện tổn thương ở thận.
-
Thuốc chống động kinh: Lựa chọn cuối cùng trong danh sách những loại thuốc kiểm soát đau đầu theo cụm lâu dài là thuốc chống động kinh. Nên bắt đầu dùng thuốc động kinh với liều lượng thấp và tăng từ từ theo từng tuần.
Cũng như việc điều trị, hiện nay vẫn chưa có cách phòng ngừa hoàn toàn chứng đau đầu cụm. Tuy nhiên, nếu mọi người duy trì lối sống khoa học, bổ sung dưỡng chất chuyên biệt, kết hợp dùng các loại thuốc tác dụng ngắn hạn và dài hạn theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt tái phát đau đầu cụm sẽ giảm đi đáng kể.
Nội dung bài viết được cập nhập và kiểm tra lần cuối vào ngày: 12/05/2022
*Những thông tin trong bài viết của OTiV chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đau đầu 2 bên thái dương: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Đau đầu 2 bên thái dương là vấn đề sức khỏe nhiều người gặp phải nhưng ít ai hiểu rõ...

Thường xuyên đau đầu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách trị
Đau đầu là một triệu chứng phổ biến mà hầu như ai cũng từng trải qua ít nhất một lần trong đời....
.jpg&h=293&w=500)
Đau đầu về đêm là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng
Đau đầu về đêm kéo dài có thể làm cho sức khỏe người bệnh bị suy giảm đáng...

Đau đầu vùng trán: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Đau đầu vùng trán nếu diễn ra thường xuyên, ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe và đời...

Đau đầu sau gáy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Đau đầu sau gáy là một bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để...
Đau đầu hậu Covid là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách kiểm soát
Đau đầu chóng mặt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đau đầu buồn nôn: Nguyên nhân do đâu, điều trị thế nào?
OTiV - Cải thiện đau đầu, đau nửa đầu hiệu quả
Đau đầu khi thay đổi thời tiết có nguy hiểm hay không?
Ngủ dậy bị đau đầu: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Uống rượu bia bị đau đầu và cách xử lý cơn đau
Đau đầu sau sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đau đầu vận mạch: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Đau đầu do căng thẳng, stress: Nguyên nhân và cách điều trị