Mất ngủ ở nam giới: Nguyên nhân và biện pháp điều trị
10/05/2022 |
Tác giả: Đội ngũ biên tập OTiV
Giấc ngủ quan trọng đối với tất cả mọi người, nhưng giấc ngủ của đàn ông và phụ nữ có sự khác biệt. Trên thực tế, mất ngủ ở nam giới diễn ra rất thường xuyên, tình trạng trằn trọc, giấc ngủ chập chờn hoặc thức dậy quá sớm, mặc dù đã dành đủ thời gian trên giường. Đây có thể là triệu chứng của rối loạn giấc ngủ và cần được chữa trị từ sớm.
Nguyên nhân hình thành bệnh mất ngủ ở nam giới
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mất ngủ ở nam giới, dưới đây là 7 nguyên nhân phổ biến nhất cần được quan tâm điều chỉnh để cải thiện giấc ngủ:
Chứng ngưng thở trong lúc ngủ
Theo nghiên cứu, chứng ngưng thở khi ngủ có liên quan đến nồng độ testosterone thấp. Những người đàn ông mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường thức dậy đột ngột mỗi khi hơi thở bị gián đoạn, do vậy họ ít có được giấc ngủ sâu.
Đổ mồ hôi trộm
Một số nam giới sẽ khó ngủ chỉ đơn giản là vì họ cảm thấy cơ thể nóng nực vào ban đêm, đôi khi cơn nóng ập đến làm đổ mồ ồ ạt kèm theo ớn lạnh. Có nhiều suy đoán cho rằng hiện tượng đổ mồ hôi ban đêm cũng liên quan đến lượng testosterone suy giảm.
Thay đổi tâm trạng
Sự thiếu hụt testosterone và các rối loạn ở tuyến giáp gây lo lắng phiền muộn, và do đó ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Nồng độ Serotonin thấp
Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm kiểm soát giấc ngủ, đối với cơ thể quý ông cần có testosterone để tạo ra Serotonin. Vì vậy, sự thiếu hụt testosterone sẽ dẫn đến serotonin thấp và serotonin thấp sẽ dẫn đến chu kỳ ngủ không ổn định.
Melatonin
Melatonin là một loại hormone chịu được sản sinh ra với công dụng cân chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể bạn. Nếu melatonin không ổn định (thường là thiếu) cơ thể bạn sẽ gặp tình trạng khó ngủ, hoặc ngủ không sâu giấc. Hầu hết nam giới bị thiếu melatonin là do tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo quá nhiều làm rối loạn nhịp sinh học.
Hormone tăng trưởng
Hormone tăng trưởng có mối quan hệ mật thiết với giấc ngủ của con người. Các nghiên cứu thấy rằng, trong lúc ngủ cơ thể sẽ tiến hành sản xuất hormone tăng trưởng. Do đó, nếu giấc ngủ bị gián đoạn, quá trình sản xuất hormone tăng trưởng cũng sẽ bị gián đoạn. Ngược lại, việc giảm nồng độ hormone tăng trưởng sẽ làm gián đoạn giấc ngủ.
Tuyến thượng thận suy yếu
Khi nam giới bị căng thẳng, stress trong một thời gian dài, tuyến thượng thận sẽ sản xuất dư thừa cortisol. Theo thời gian, tuyến thượng thận có thể suy kiệt và sẽ không sản xuất được lượng cortisol cần thiết cho cơ thể hoạt động trong ngày. Đây được gọi là suy yếu tuyến thượng thận và mất ngủ chỉ là một trong nhiều hậu quả của tình trạng này.
Đặc biệt, những nguyên nhân trên cùng với quá trình chuyển hóa của cơ thể làm sản sinh nhanh các gốc tự do. Gốc tự do tấn công mạnh vào thành mạch máu não, hình thành nên các mảng xơ vữa và huyết khối, ngăn cản dòng máu lên nuôi não gây thiếu máu não. Tình trạng này làm cho các tế bào thần kinh không nhận đủ oxy và dưỡng chất khiến các dẫn truyền thần kinh rối loạn, hoạt động của trung khu điều khiển giấc ngủ tại não sai lệch, kém hiệu quả, gây ra bệnh mất ngủ ở nam giới.
Bệnh mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe nam giới như thế nào
Nam giới đừng để phong độ xuống cấp chỉ vì mất ngủ
Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, sức tập trung kém và làm giảm sự nhanh nhạy của cơ bắp cũng như não bộ. Ngoài ra, sụt giảm lượng testosterone là ảnh hưởng lớn nhất mà mất ngủ gây ra cho cánh đàn ông. Đi cùng với giảm sút nồng độ testosterone là hàng loạt các ảnh hưởng về sức khỏe sinh lý, sinh sản như:
-
Vô sinh: Bất cứ lý do gì làm giảm testosterone trong thời gian dài cũng có thể khiến cơ thể nam giới đối mặt với vấn đề vô sinh, một trong số đó có hậu quả của giấc ngủ kém. Các phép đo về mật độ tinh dịch và khả năng vận động của tinh trùng sau khi được giải phóng từ cơ thể của những quý ông có giấc ngủ kém thường thấp hơn so với người có giấc ngủ hoàn thiện. Điều này nếu kéo dài mà không có phương pháp chữa trị có thể ảnh hưởng đến mong muốn có con ở tương lai.
-
Rối loạn cương dương: Nam giới nếu ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến việc duy trì nồng độ testosterone ở mức ổn định, dẫn đến các vấn đề về rối loạn cương dương (còn được gọi là ED). Thói quen ngủ ít hơn 8 giờ mỗi đêm làm thay đổi sự cân bằng nội tiết tố trong dòng máu và ảnh hưởng lên hoạt động của cơ quan sinh sản.
Ngoài ra, về lâu dài, mất ngủ còn gây nên những bệnh nguy hiểm như trầm cảm, suy giảm trí nhớ, cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch và có thể dẫn đến đột quỵ.
Làm thế nào để nam giới có giấc ngủ ngon, ngủ sâu hơn
Nhiều nam giới nhận thấy rằng họ bắt đầu ngủ ngon hơn khi áp dụng các thói quen sinh hoạt lành mạnh, chẳng hạn như:
-
Tập thể dục thường xuyên
-
Tìm cách xả stress và học cách thư giãn tinh thần
-
Tăng cường thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào ban ngày
-
Chú ý ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và không bỏ bữa ăn.
-
Duy trì thói quen ngủ - thức đúng giờ
-
Từ bỏ các sản phẩm chứa nicotine (thuốc lá), caffeine hoặc cồn như rượu bia… các vấn đề về hô hấp trong khi ngủ cũng được cải thiện
-
Hạn chế thời gian tiếp xúc với thiết bị điện tử ít nhất 2 giờ trước khi ngủ... có thể giúp cải thiện giấc ngủ của đấng mày râu.
-
Tránh lạm dụng các loại thuốc ngủ để cưỡng ép giấc ngủ, bởi đây là biện pháp giúp dễ ngủ trong ngắn hạn nhưng lại là nguy cơ dẫn đến mất ngủ triền miên.
Dùng máy tính, điện thoại hay bất kỳ thiết bị điện tử nào khi gần đến giờ đi ngủ sẽ làm ức chế sản xuất melatonin, dẫn đến mất ngủ.
Xem thêm:
Các nhà khoa học cũng khuyến cáo, khi điều trị mất ngủ nên có phương án tối ưu để ngăn chặn “gốc rễ” nguyên nhân gây nên mất ngủ là các gốc tự do - tác nhân ảnh hưởng đến “cặp đôi” hệ thần kinh và mạch máu não.
Gần đây, nhờ sự tiến bộ của ngành sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy hoạt chất sinh học thiên nhiên quý trong Blueberry và Ginkgo Biloba (có trong OTiV) được chứng minh có tác dụng chống gốc tự do vượt trội, ngăn chặn và làm chậm sự hình thành mảng vữa xơ, huyết khối; giúp tăng cường vận chuyển oxy và dưỡng chất lên não giúp não bộ, cơ thể dễ đi vào giấc ngủ.
Bên cạnh đó, tinh chất thiên nhiên từ Blueberry còn có tác dụng kích hoạt hai loại enzym bảo vệ não là: Catalase và Superoxide dismutase giúp “dọn dẹp” các gốc tự do sản sinh ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Nhờ đó, mạch máu não trở nên trơn tru, giúp cho hệ thần kinh hoạt động hiệu quả, giúp cải thiện trí nhớ và bệnh mất ngủ ở nam giới hiệu quả.
Như vậy, bên cạnh thay đổi các lối sống trở nên khoa học hơn, thì mất ngủ ở nam giới có thể cải thiện bằng việc chủ động bổ sung dưỡng chất cho não bộ để đẩy lùi các tác nhân gây hại và cản trở giấc ngủ ngon. Sử dụng mỗi ngày 1 viên OTiV là giải pháp khoa học, an toàn để mang đến giấc ngủ chất lượng, phù hợp với người ở nhiều đối tượng khác nhau (từ 12 tuổi trở lên).
*Những thông tin trong bài viết của OTiV chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa
Bài viết sử dụng các nguồn tham khảo từ các tổ chức y học, trung tâm y tế học thuật và tài liệu từ Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ để hỗ trợ các thông tin y học trong bài viết.
- https://www.uclahealth.org/medical-services/sleep-disorders/patient-resources/patient-education/sleep-and-men - UCLA Health
- https://sleepeducation.org/what-sleep-disorders-affect-men/ - Sleep Education (American Academy of Sleep Medicine)

5 cách chữa mất ngủ bằng đậu xanh đơn giản, hiệu quả
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, đậu xanh chứa tryptophan có khả năng tăng sản sinh serotonin, nhờ...

8 cách dùng táo đỏ trị mất ngủ hiệu quả bạn nên biết
Táo đỏ chứa hoạt chất flavonoid, polysaccharide có khả năng làm dịu hệ thần kinh, nên được xem...

6 cách ngâm chân trị mất ngủ tại nhà đơn giản, hiệu quả
Bàn chân là nơi tập trung nhiều huyệt đạo quan trọng của cơ thể, chăm sóc đôi chân tốt...

Mất ngủ khó thở: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị nhanh
Mất ngủ khó thở không chỉ đơn giản là triệu chứng thoáng qua, nếu xuất hiện thường xuyên...

Bị tiểu đường có gây mất ngủ không? Làm thế nào để cải thiện?
Giấc ngủ và đường huyết được cho là có mối liên hệ với nhau. Do đó, không ít...
Thức khuya có tác hại gì? 11 tác hại của thức khuya
Làm thể nào để ngủ nhanh? 9 cách dễ ngủ vào ban đêm
11 cách trị mất ngủ ban đêm tại nhà hiệu quả không cần thuốc
Mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phòng ngừa
7 cách trị mất ngủ dân gian phổ biến và hiệu quả nhất
Thuốc ngủ có tác dụng gì? Cách sử dụng thuốc ngủ hợp lý
Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục
Thiếu ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị