Các loại thuốc trị đau nửa đầu Migraine hiệu quả, bác sĩ thường kê toa
25/10/2022 |
Tác giả: Đội ngũ biên tập OTiV
Đau nửa đầu hay còn gọi là đau đầu migraine là một trong những bệnh lý phổ biến, chiếm khoảng 20% trong số những người bị chứng đau đầu hiện nay. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng người bệnh lại bị “hành hạ” bởi những cơn đau nhói dữ dội, kéo dài hàng giờ đi kèm các triệu chứng khó chịu như nôn ói, sợ ánh sáng, sốt, co giật.
Cũng vì vậy mà người bệnh thường tìm kiếm các loại thuốc trị đau nửa đầu với hy vọng chấm dứt cơn đau một cách nhanh chóng. Vậy thuốc điều trị đau nửa đầu có những loại nào? Cần lưu ý những gì khi dùng thuốc đau nửa đầu? Những thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.
Đau nửa đầu dùng thuốc gì để điều trị?
Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm chứng đau nửa đầu, việc điều trị chủ yếu tập trung cắt cơn đau và phòng ngừa cơn đau tái phát. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.
Hiện nay, thuốc điều trị đau nửa đầu được chia thành 2 nhóm sau:
-
Thuốc giảm đau nửa đầu: Dùng cắt cơn đau cấp tính và giảm bớt các triệu chứng do bệnh gây ra.
-
Thuốc phòng ngừa đau nửa đầu: Thuốc phòng ngừa có thể dùng trong thời gian dài, dùng hằng ngày để giảm mức độ nghiêm trọng hoặc tần suất xuất hiện của các cơn đau do bệnh gây ra.
Điều trị đau nửa đầu chủ yếu tập trung cắt cơn đau cấp tính và phòng ngừa cơn đau tái phát
Các loại thuốc trị đau nửa đầu phổ biến hiện nay
Nhóm thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau không kê toa: Thường là các loại thuốc giảm đau và giảm viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen, acetaminophen, naproxen,... có tác dụng giảm đau ở mức độ nhẹ và đạt hiệu quả giảm đau khi các triệu chứng vừa mới xuất hiện. Tuy nhiên, thuốc giảm đau không kê đơn có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng lâu ngày như tổn thương thận, viêm loét dạ dày.
Nhóm thuốc Ergotamines: Ergotamines là nhóm thuốc điều trị đau nửa đầu được sử dụng đầu tiên. Nhóm thuốc này có tác dụng làm co các mạch máu xung quanh não để làm dịu cơn đau nửa đầu trong vòng vài phút. Thường được sử dụng khi thấy những dấu hiệu đầu tiên của cơn đau nửa đầu xuất hiện và có thể uống liều bổ sung sau 30 phút nếu cơn đau vẫn tiếp tục diễn ra.
Nhóm thuốc Ergotamines có sẵn dưới dạng thuốc viên, viên nén tan dưới lưỡi, thuốc xịt mũi, thuốc đạn và thuốc tiêm. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng như dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến tim, ngộ độc nếu sử dụng ở liều lượng cao. Do đó, thuốc chống chỉ định với phụ nữ mang thai, cho con bú, người mắc bệnh tim. Ngoài ra, Ergotamines cũng có thể tương tác tiêu cực với thuốc kháng nấm và thuốc kháng sinh.
Một số loại thuốc thuộc nhóm ergotamine thường được sử dụng hiện nay như: Dẫn xuất của ergotamine như dihydroergotamine (DHE-45, Migranal); Thuốc chỉ có thành phần ergotamine riêng biệt ergotamine (Ergomar); Kết hợp ergotamine và caffeine (Cafatine, Cafergot, Cafetrate, Ercaf, Migergot, Wigraine); Có hiệu quả và ít tác dụng phụ methysergide (Sansert), methylergonovine (Methergine)...
Nhóm thuốc Triptans: Nhóm thuốc này có tác dụng làm tăng mức serotonin trong não, giảm viêm và co thắt mạch máu, mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây tác dụng phụ ngứa hoặc tê ngón chân, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, tức ngực,... Người bệnh có vấn đề về tim mạch, có nguy cơ bị đột quỵ không nên dùng loại thuốc này.
Nhóm thuốc Triptans được bào chế ở nhiều dạng như: dạng viên nén ngậm dưới lưỡi, dạng xịt và thuốc tiêm. Một số loại thuốc nhóm Triptans được sử dụng phổ biến hiện nay là almotriptan (Axert), eletriptan (Relpax), frovatriptan (Frova), naratriptan (Amerge), rizatriptan (Maxalt, Maxalt-MLT), sumatriptan (Imitrex), sumatriptan và naproxen (Treximet), zolmitriptan (Zomig).
Thuốc chống buồn nôn: Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm buồn nôn và nôn ói đi kèm với chứng đau nửa đầu nghiêm trọng, thường được dùng chung với thuốc giảm đau. Thuốc chống buồn nôn có thể gây tác dụng phụ buồn ngủ, thiếu tỉnh táo, chóng mặt….
Thuốc chống buồn nôn thường được sử dụng là dimenhydrinat (Gravol), metoclopramide (Reglan), prochlorperazine (Compazine), promethazine (Phenergan), trimethobenzamide (Tigan)
Thuốc Opioid: Opioid được sử dụng cho người bệnh không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường hoặc không thể dùng thuốc trị đau nửa đầu nhóm ergotamines hoặc triptan. Đây là loại thuốc giảm đau mạnh, có tính gây nghiện cao nên chỉ được dùng dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa và có lộ trình giảm liều phù hợp. Các loại thuốc nhóm Opioid có thể kể đến như codeine, meperidine (Demerol), morphine, oxycodone (OxyContin)
Nhóm thuốc điều trị dự phòng
Thuốc đối kháng CGRP: Nhóm thuốc này gồm có erenumab (Aimovig), fremanezumab (Ajovy), galcanezumab (Emgality),... Đây là nhóm thuốc mới nhất được phê duyệt để ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Nhóm thuốc này thường được dùng để tiêm hàng tháng hoặc hàng quý. Tác dụng phụ thường gặp nhất là phản ứng tại chỗ tiêm.
Thuốc chẹn beta: Nhóm thuốc này giúp làm giảm tác động của hormone căng thẳng lên tim và mạch máu, đồng thời có thể giúp giảm tần suất và cường độ của chứng đau nửa đầu. Thuốc trị đau nửa đầu chẹn beta thường được kê đơn cho người bệnh cao huyết áp.
Một số loại thuốc chẹn beta được sử dụng hiện nay là atenolol (Tenormin), metoprolol (Toprol XL), nadolol (Corgard), propranolol (Inderal), timolol (Blocadren). Các loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, mất ngủ,... khi sử dụng.
Thuốc chặn canxi: Thuốc chẹn kênh canxi là thuốc huyết áp có tác dụng điều hòa sự co thắt và giãn nở của các mạch máu, nguyên nhân gây đau nửa đầu. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như hạ huyết áp, tăng cân, chóng mặt, táo bón.
Thuốc chặn canxi bao gồm diltiazem (Cardizem, Cartia XT, Dilacor, Tiazac), nimodipine (Nimotop), verapamil (Calan, Covera, Isoptin, Verelan).
Thuốc chống trầm cảm: Nhóm thuốc này có thể làm tăng lượng serotonin trong não, từ đó có thể làm giảm viêm và co thắt mạch máu, giúp giảm bớt chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây tác dụng phụ tăng cân và làm giảm ham muốn tình dục.
Một số loại thuốc chống trầm cảm được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu là: amitriptyline (Elavil, Endep), fluoxetine (Prozac, Sarafem), imipramine (Tofranil), Nortriptyline (Aventyl, Pamelor), paroxetine (Paxil, Pexeva), sertraline (Zoloft), venlafaxine (Effexor).
Thuốc chống co giật: Thuốc chống co giật ngoài tác dụng ngăn ngừa co giật do động kinh còn giúp làm giảm các triệu chứng đau nửa đầu bằng cách làm dịu các dây thần kinh hoạt động quá mức trong não. Nhưng nó có thể gây tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, tăng cân, buồn ngủ, chóng mặt, mờ mắt khi sử dụng.
Một số thuốc chống co giật được sử dụng điều trị đau nửa đầu hiện nay gồm divalproex-sodium (Depakote, Depakote ER), gabapentin (Neurontin), levetiracetam (Keppra), pregabalin (Lyrica),tiagabine (Gabitril), topiramate (Topamax), valproate (Depakene), zonisamide (Zonegran).
Tiêm Botox: OnabotulinumtoxinA (Botox) có thể giúp điều trị các cơn đau nửa đầu mãn tính ở người trưởng thành. Loại thuốc này thường được tiêm vào cơ ở trán hoặc cổ khoảng 12 tuần một lần.
Tìm hiểu thêm: 17 cách trị đau nửa đầu hiệu quả không cần dùng thuốc
Một số điều cần lưu ý khi dùng thuốc trị đau nửa đầu
Để đạt hiệu quả tốt nhất khi dùng thuốc điều trị đau nửa đầu, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
-
Thuốc điều trị đau nửa đầu có thể giúp cắt cơn đau và ngăn ngừa cơn đau tái phát nhưng nếu lạm dụng nhiều hơn liều khuyến cáo, dùng thuốc quá thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng “chai” thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị về sau. Do đó, người bệnh cần dùng đúng thuốc, đúng liều và đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
-
Thời gian điều trị phòng ngừa đau nửa đầu có thể kéo dài hơn 3 tháng. Do đó, người bệnh phải kiên trì dùng thuốc, không tự ý bỏ thuốc khi cảm thấy bệnh đã cải thiện.
-
Không tự ý sử dụng thuốc, kết hợp các loại thuốc chữa đau nửa đầu khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
-
Tái khám đều đặn theo đúng lịch hẹn của bác sĩ trong thời gian dùng thuốc để được theo dõi, phòng tránh các biến chứng đáng tiếc do dùng thuốc không đúng cách.
-
Một số nhóm thuốc điều trị đau nửa đầu có thể gây tác dụng phụ khi sử dụng. Do đó, trong quá trình sử dụng thuốc trị đau nửa đầu nếu cảm thấy có vấn đề gì bất thường trao đổi với bác sĩ chuyên khoa ngay.
Giải pháp khoa học từ thiên nhiên giúp giảm đau nửa đầu an toàn
Cho đến nay, nguyên nhân gây ra bệnh đau nửa đầu vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học cho thấy, sự tấn công của các gốc tự do là một trong những nguyên nhân gốc rễ gây ra tình trạng đau nửa đầu.
Gốc tự do được sinh ra liên tục trong quá trình chuyển hóa của cơ thể cộng với sự tác động của các yếu tố bên ngoài như stress,môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại… Nhiều nghiên cứu chỉ ra, gốc tự do làm gia tăng hoạt động bạch cầu, khởi phát quá trình viêm và sản sinh chất gây giãn mạch nitric oxide và histamine. Tình trạng này xảy ra quá mức làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu dẫn đến rối loạn vận mạch, khiến mạch máu não giãn nở, biến đổi bất thường và gây nên cơn đau ở đầu.
Song song đó, gốc tự do cũng làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu, tăng nguy cơ hình thành mảng vữa xơ và cục máu đông, gây thiếu máu lên não và khiến cơn đau đầu trở nặng.
Lúc này, để cải thiện tình trạng đau nửa đầu một cách hiệu quả, cần phải có giải pháp khoa học chống gốc tự do, hoạt huyết não để bảo vệ não toàn diện.
Mới đây, nhờ ứng dụng thành tựu của ngành sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu, chiết xuất thành công 2 hoạt chất sinh học quý Anthocyanin và Pterostilbene có trong quả Blueberry (nguồn gốc từ Bắc Mỹ). Hai hoạt chất này có trọng lượng phân tử nhỏ nên có thể dễ dàng vượt qua các hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do và kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên của cơ thể. Từ đó, bảo vệ và nuôi dưỡng thành mạch máu não, hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện hiệu quả chứng đau nửa đầu.
Các nhà khoa học còn phát hiện ra hoạt chất Bilobalide trong Ginkgo Biloba (bạch quả) có khả năng làm tăng tính thấm hàng rào máu não, giúp các dưỡng chất đặc hiệu từ Blueberry vào não nhanh hơn, giúp hỗ trợ quá trình trung hòa gốc tự do, điều hòa máu não diễn ra mạnh mẽ hơn.
Hiện nay, viên uống bổ não OTiV là sản phẩm chứa trọn bộ hoạt chất quý trong Blueberry và Ginkgo Biloba. Chỉ với 1 viên OTiV mỗi ngày, bạn đã cung cấp cho não bộ một lượng dưỡng chất quý, giúp não bộ khỏe mạnh, hỗ trợ giảm đau nửa đầu từ gốc và rất an toàn với cơ thể.
OTiV chứa các tinh chất chiết xuất từ Blueberry và Ginkgo Biloba giúp hỗ trợ chống gốc tự do, phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện đau nửa đầu an toàn, hiệu quả
Cách phòng ngừa đau nửa đầu
Lối sống và sinh hoạt là một trong những mắt xích quan trọng trong việc phòng ngừa đau nửa đầu, ngăn ngừa các cơn đau nửa đầu tái phát và giảm mức độ đau nếu nó có xảy ra.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm và ngủ khoảng 30 phút buổi trưa để não bộ và cơ thể được nghỉ ngơi đúng mực
- Tập thể dục thường xuyên: Luyện tập luyện thể dục thường xuyên ngoài giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, giải tỏa căng thẳng còn giúp giảm tần suất và cường độ của các cơn đau nửa đầu. khi luyện tập thể dục, cơ thể sẽ giải phóng ra nhiều hormone endorphins - một loại thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể. Do đó, dù công việc bận rộn cũng nên cố gắng sắp xếp dành ra 30 phút mỗi ngày và 3-5 lần/ tuần để luyện tập thể dục.
- Hạn chế căng thẳng: Căng thẳng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau đầu, đau nửa đầu. Do đó, muốn phòng tránh bệnh hãy hạn chế căng thẳng bằng cách dành thời gian mỗi ngày để nghỉ ngơi, thư giãn. Bạn có thể thiền, nghe nhạc, trò chuyện cùng bạn bè,… hoặc làm bất cứ điều gì khiến bản thân cảm thấy thoải mái.
- Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học: Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, nên ăn nhiều rau củ quả và trái cây tươi, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu Magie, vitamin nhóm B, Omega 3 tốt cho sức khỏe não bộ. Ăn đúng giờ, không bỏ bữa để tránh lượng đường trong máu giảm có thể gây ra chứng đau nửa đầu. Đồng thời, hạn chế sử dụng rượu bia, bỏ thuốc lá và các chất kích thích vì chúng gây tổn hại rất nhiều đến thần kinh và mạch máu.
- Uống đủ nước: Uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, nhất là trong những ngày nắng nóng vì thiếu nước có thể khiến cơ thể mệt mỏi, dẫn đến đau đầu. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số loại trà thảo dược như: trà gừng, trà hoa cúc, trà xanh để xoa dịu cơn đau đầu nếu nó xuất hiện.
- Sử dụng thuốc khoa học: Nhiều người bệnh có thói quen sau khi nghe một ai đó chia sẻ dùng thuốc trị đau nửa đầu loại A, B, C hết bệnh thì mua theo về sử dụng. Điều này hết sức nguy hiểm, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bạn cần tham ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Với những thông tin chia sẻ ở trên, hy vọng bạn đã hiểu hơn về các loại thuốc trị đau nửa đầu đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Để điều trị đau nửa đầu an toàn, hiệu quả bạn nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh để thăm khám, chỉ định loại thuốc chữa đau nửa đầu phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
Đau nửa đầu là một bệnh lý thần kinh phổ biến, điều quan trọng nhất là cho đến nay nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được giải thích rõ ràng, việc điều trị vẫn còn nhiều hạn chế. Đặc biệt nếu các cơn đau xuất hiện với tần suất dày đặc thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nội dung bài viết được cập nhập lần cuối vào ngày: 25/10/2022
*Những thông tin trong bài viết của OTiV chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đau đầu 2 bên thái dương: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Đau đầu 2 bên thái dương là vấn đề sức khỏe nhiều người gặp phải nhưng ít ai hiểu rõ...

Thường xuyên đau đầu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách trị
Đau đầu là một triệu chứng phổ biến mà hầu như ai cũng từng trải qua ít nhất một lần trong đời....
.jpg&h=293&w=500)
Đau đầu về đêm là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng
Đau đầu về đêm kéo dài có thể làm cho sức khỏe người bệnh bị suy giảm đáng...

Đau đầu vùng trán: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Đau đầu vùng trán nếu diễn ra thường xuyên, ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe và đời...

Đau đầu sau gáy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Đau đầu sau gáy là một bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để...
Đau nửa đầu bên trái: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
6 cách chữa đau đầu bằng gừng cực đơn giản ngay tại nhà
Uống gì để giảm đau đầu? 11 loại thức uống giảm đau đầu hiệu quả
Đau đầu do viêm xoang: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Đau đầu nên ăn gì? 11 món ăn, thực phẩm giảm nhức đầu
Rối loạn vận mạch não là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Đau đầu cụm (đau đầu từng chùm): Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị
Đau đầu hậu Covid là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách kiểm soát
Đau đầu chóng mặt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đau đầu buồn nôn: Nguyên nhân do đâu, điều trị thế nào?