Đau đầu về đêm là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Tên 26/07/2023 | Tên Tác giả: Đội ngũ biên tập OTiV

Đau đầu về đêm kéo dài có thể làm cho sức khỏe người bệnh bị suy giảm đáng kể,  gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt thường ngày. Các dấu hiệu đau đầu vào ban đêm khá đa dạng do xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh cần có biện pháp khắc phục sớm để tránh biến chứng về sau.

Tên

Đau đầu về đêm là bệnh gì?

Đau đầu về đêm thường xuất hiện trong khoảng thời gian nghỉ ngơi vào ban đêm, sau một ngày dài làm việc, học tập căng thẳng với nhiều biểu hiện khác nhau, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, cuộc sống và các hoạt động thường ngày. Tình trạng này thường dễ gặp ở nhiều lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là xuất hiện ở những người khi bước sang độ tuổi trung niên.

Mặc dù, đau đầu vào ban đêm không phải là bệnh lý gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu để kéo dài, không có biện pháp can thiệp thích hợp sẽ để lại nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh.

Triệu chứng đau đầu về đêm

Các cơn đau đầu vào ban đêm thường xuất hiện với những hình thái khác nhau, chia làm hai nhóm chính:

  • Đau đầu nguyên phát: Định nghĩa đau đầu nguyên phát thường chỉ những cơn đau diễn ra độc lập, không đi kèm các triệu chứng khác.

  • Đau đầu thứ phát: Khi cơ thể gặp nhiều tác động từ các yếu tố bên ngoài như môi trường sống, lối sống, chế độ sinh hoạt hoặc hoặc do áp lực từ cuộc sống đem đến. 

Thông thường, các triệu chứng nhức đầu vào ban đêm sẽ linh hoạt, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra, bạn có thể tham khảo ở phần dưới bài viết để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nguyên nhân đau đầu về đêm

Đau đầu vào ban đêm do căng thẳng

Khi cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc lo âu quá mức, hormone Cortisol sẽ tiết ra nhiều hơn, trong khi đó hormone Melatonin lại giảm xuống. Chính điều này, kích thích các cơn đau đầu về đêm xuất hiện với tần suất nhiều hơn. Người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ hoặc như có áp lực đè lên  ở phần đầu kèm theo các triệu chứng đau đi kèm ở cổ, vai.

Xem thêm: Cách điều trị đau đầu do căng thẳng, stress

Nhức đầu vào ban đêm theo từng cụm

Đau đầu ban đêm theo từ cụm chỉ những cơn đau dữ dội xuất hiện theo từng khu vực, chẳng hạn như đau ở vùng xung quanh mắt, vùng thái dương và má… Đây là một trong những hiện tượng đau đầu thứ phát (do các động từ bên ngoài gây ra). Tình trạng này thường đi kèm với những triệu chứng khác như chảy nước mắt, sụp mí mắt, nghẹt mũi, cơ thể bồn chồn, khó chịu.

Tên

Đau đầu về đêm kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau

Đặc trưng của những cơn đau đầu từng cụm là thường kéo dài từ vài tuần trở lên, lặp lại ở một khoảng thời gian cố định. Nếu triệu chứng này diễn ra vào ban đêm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến người bệnh trông nhợt nhạt, thiếu sức sống và không đủ sức khỏe để hoạt động vào ban ngày.  

Đau nửa đầu vào ban đêm

Khác với đau đầu từng cụm, đau nửa đầu thường chỉ diễn ra ở phía bên trái hoặc bên phải đầu. Người bị đau nửa đầu thường rất nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn và thường mất tập trung khi làm việc bởi cơn đau nhức kéo dài và có thể lan rộng xuống phần gáy. Đau nửa đầu thường bắt nguồn từ căng thẳng, áp lực tâm lý hoặc do nồng độ nội tiết thay đổi… Do đó, người bệnh cần xác định được nguyên nhân chính gây bệnh để có biện pháp can thiệp hiệu quả.

Xem thêm: 17 cách trị đau nửa đầu phổ biến và hiệu quả nhất

Đau đầu hạ thần kinh

Đau đầu hạ thần kinh chủ yếu xảy ra ở những người trung niên. Thông thường, các cơn đau sẽ kéo dài và xuất hiện khi người bệnh đã đi vào giấc ngủ, đau ở hai bên thái dương kèm theo một số dấu hiệu như mệt mỏi, uể oải, đau nhức khắp cơ thể.

Tên

Đau đầu hạ thần kinh thường xảy ra ở những người trung niên

Đau đầu về đêm có nguy hiểm hay không?

Các cơn đau đầu về đêm khiến người bệnh mệt mỏi, uể oải và ảnh hưởng đến năng suất làm việc vào ban ngày do giấc ngủ bị ngắt quãng. Nghiêm trọng hơn, nếu tình trạng kéo dài trên 2 tháng và không có biện pháp can thiệp sẽ ảnh hưởng đến tâm lý như dễ cáu gắt, trầm cảm hoặc gây ra những tổn thương cho não bộ, tăng nguy cơ đột quỵ, suy giảm trí nhớ, thậm chí là tử vong.

Chẩn đoán chứng nhức đầu vào ban đêm

Khi tần suất đau đầu về đêm xuất hiện thường xuyên, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa như Khoa Nội Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để thăm khám, xác định nguyên nhân và có biện pháp khắc phục hiệu quả. Các chuyên gia sẽ dựa vào một số yếu tố sau để tìm ra nguyên nhân bệnh lý, chẳng hạn như:

  • Xác định mức độ nghiêm trọng: Các câu hỏi sẽ lần lượt được đặt ra như bạn có gặp tình trạng mất ngủ khi cơn đau đầu xảy ra hay không? Và tình trạng này kéo dài bao lâu? Bạn bị đau đầu nhất vào thời điểm nào?
  • Xác định vị trí của cơn đau: Cơn đau xảy ra ở bên nào? Một hay cả hai bên đầu? Và nó có lan xuống cổ, vai hoặc gáy hay không? Ngoài những vị trí vừa nêu thì cơn đau còn xảy ra ở vị trí nào khác không?
  • Những loại đau đầu mà bạn gặp phải: Cơn đau đem lại cảm giác như thế nào? Thường đau âm ỉ hay đau dữ dội? Có xảy ra liên tục không?
  • Triệu chứng kèm theo: Khi bị đau đầu bạn có bị nôn ói, chóng mặt hay nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sáng không?
  • Thời gian: Cơn đau thường kéo dài bao lâu và vào thời điểm nào?

Thông qua những câu hỏi trên, bác sĩ sẽ chẩn đoán được tình trạng bệnh lý đang diễn ra và sẽ đưa ra được phác đồ điều trị hiệu quả, phù hợp với từng người.

Xem thêm: 17 cách giảm đau đầu tại nhà hiệu quả mà không cần dùng tới thuốc

Làm thế nào để chữa chứng đau nhức đầu khi đêm xuống?

Như đã chia sẻ ở trên, nhức đầu về đêm khiến người bệnh mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau. Do đó, người bệnh cần có phương pháp điều trị bệnh lý này càng sớm càng tốt để tránh bệnh diễn tiến nặng. Bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:

  • Sử dụng các bài thuốc Đông y: Bạn có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y để điều trị các triệu chứng đau đầu về đêm như: Huyết phủ trục ứ, Xuyên khung tán, Thiên ma khâu đẳng ấm… Đặc điểm chung của các loại thuốc này là có thời gian tác dụng khá chậm, vì thế nên người bệnh cần kiên trì sử dụng hằng ngày.
  • Sử dụng thuốc Tây y: Bác sĩ có thể kê thuốc chống viêm không steroid hoặc thuốc giảm đau không kê đơn cho người bị đau nhức đầu vào ban đêm, để giúp giảm đau nhanh và dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc đau đầu có thể để lại nhiều tác dụng phụ gây hại đến sức khoẻ. Do đó, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc mà phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những hệ luỵ không mong muốn.
  • Sử dụng các loại trà hoặc thức uống chứa caffeine: Caffeine được biết đến như một loại chất có tác dụng làm co mạch máu và tăng sự tỉnh táo, tác động tích cực đối với các triệu chứng đau đầu. Do đó, bạn có thể sử dụng những loại nước có chứa caffeine để cải thiện tình trạng nhức đầu về đêm.

Tên

Khi sử dụng thuốc Đông y, người bệnh cần kiên trì thực hiện và tuân theo sự chỉ dẫn của các chuyên gia.

Cách phòng ngừa đau đầu vào ban đêm

Lối sống lành mạnh có tác dụng tăng cường sức khỏe toàn thân, cải thiện nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau, bao gồm nhức đầu về đêm. Bạn nên đảm bảo rằng mình ngủ đủ giấc (7 - 8 tiếng/ngày), không tiếp xúc với thiết bị điện tử trước 2 tiếng để có thể ngủ ngon hơn.

Bên cạnh đó, bạn cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt nên tăng cường bổ sung nhiều vitamin, Omega-3 và các chất chống oxy hoá có trong nhiều loại thực phẩm như cá hồi, bơ, khoai lang, rau xanh, các loại hạt để tăng cường sức khỏe não bộ, phòng ngừa đau đầu về đêm.

Song song đó, bạn nên kết hợp với việc tập thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường trao đổi chất và lưu thông máu trong cơ thể, giúp sức khỏe toàn diện được ổn định. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá để tránh tình trạng bệnh lý thêm nặng hơn.

Ngoài những phương pháp vừa kể trên, để phòng ngừa đau đầu về đêm hiệu quả, bạn nên ngăn chặn sự tăng sinh của các gốc tự do gây hại trực tiếp đến não bộ. Từ đó, giúp cơ thể phòng tránh những bệnh lý liên quan đến thần kinh não như đau đầu, mất ngủ, thiếu máu não, tai biến mạch máu não…

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học hàng đầu tại Mỹ, tinh chất thiên nhiên từ Blueberry (Việt quất) và Ginkgo Biloba (Bạch quả) có trong viên uống chăm sóc sức khỏe não bộ OTIV, với trọng lượng phân tử nhỏ dễ dàng vượt qua hàng rào máu não, trung hoà và kiểm soát hoạt động của gốc tự do, giảm tổn thương, tăng khả năng phục hồi thần kinh và chức năng não. Nhờ đó, hỗ trợ ngăn ngừa các cơn đau đầu về đêm xảy ra cùng với các bệnh lý thần kinh khác.

Tên

Sử dụng 1 viên OTIV mỗi ngày sẽ hỗ trợ người bệnh phòng ngừa đau đầu về đêm hiệu quả, an toàn.

Đau đầu về đêm có thể tái phát nhiều lần nếu như người bệnh không chủ động chống gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh não. Vì vậy, đừng quên bổ sung các tinh chất có trong viên uống OTiV để chống gốc tự do, tăng cường sức khỏe não bộ, hỗ trợ phòng ngừa đau đầu từ gốc.

Nội dung bài viết được cập nhập và kiểm tra lần cuối vào ngày: 26/07/2023

*Những thông tin trong bài viết của OTiV chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.



Gửi Câu Hỏi
Bạn muốn được tư vấn về bệnh đau đầu, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, tai biến mạch máu não, đột quỵ… hoặc cần thêm bất kỳ thông tin gì về OTiV, hãy gửi câu hỏi ngay tại đây, Chuyên gia OTiV sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.
*Vui lòng điền thông tin chính xác để chúng tôi thông báo cho bạn khi có kết quả

Bài viết khác
Đau đầu 2 bên thái dương: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đau đầu 2 bên thái dương: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đau đầu 2 bên thái dương là vấn đề sức khỏe nhiều người gặp phải nhưng ít ai hiểu rõ...

Thường xuyên đau đầu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách trị

Thường xuyên đau đầu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách trị

Đau đầu là một triệu chứng phổ biến mà hầu như ai cũng từng trải qua ít nhất một lần trong đời....

Đau đầu vùng trán: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Đau đầu vùng trán: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Đau đầu vùng trán nếu diễn ra thường xuyên, ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe và đời...

Đau đầu sau gáy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Đau đầu sau gáy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Đau đầu sau gáy là một bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để...

Đau đầu chóng mặt buồn nôn là bệnh gì? Triệu chứng và cách chữa

Đau đầu chóng mặt buồn nôn là bệnh gì? Triệu chứng và cách chữa

Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn khiến nhiều người gặp trở ngại trong quá trình làm việc...

Tên