9 dấu hiệu trầm cảm dễ nhận biết

Tên 09/01/2023 | Tên Tác giả: Đội ngũ biên tập OTiV

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến trên toàn thế giới. Có khoảng 10 - 15% người lớn có ít nhất một cơn trầm cảm nặng trong giai đoạn nào đó của cuộc đời. Nếu không phát hiện, điều trị sớm, trầm cảm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần, thể chất và chức năng sống của người bệnh. 

Do đó, nắm được dấu hiệu trầm cảm để nhận biết bệnh sớm là điều hết sức cần thiết.

Các dạng trầm cảm phổ biến

Trầm cảm (Depression) là một chứng rối loạn tâm thần gây ra cảm giác mất hứng thú và buồn bã dai dẳng. Trầm cảm là bệnh lý cần được điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý, khác với những cảm giác tiêu cực (buồn bã, chán nản, mệt mỏi,...) đơn thuần mà mọi người thường trải qua trong cuộc sống. Trầm cảm được phân thành các loại sau:

  • Rối loạn trầm cảm nặng (Major Depressive Disorder - MDD): Trầm cảm nặng hay còn gọi trầm cảm lâm sàng. Người trầm cảm nặng thường xuyên buồn bã, mất hứng thú với cả hoạt động bản thân từng yêu thích, cảm thấy bản thân vô giá trị, có thể suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử. Những triệu chứng trầm cảm nặng này thường kéo dài hơn 2 tuần.
  • Rối loạn trầm cảm dai dẳng (Persistent depressive disorder - PDD): PDD còn được gọi là chứng rối loạn nhịp tim. Triệu chứng trầm cảm dai dẳng ít nghiêm trọng hơn trầm cảm nặng nhưng có tính lan tỏa và kéo dài ít nhất hai năm.
  • Rối loạn lưỡng cực (Bipolar disorder): Rối loạn lưỡng cực hay còn gọi rối loạn hưng - trầm cảm, những người bệnh rối loạn lưỡng cực có thể đột ngột hưng phấn hoặc rơi vào trạng thái trầm cảm. Trong thời kỳ trầm cảm, người bệnh có thể có các biểu hiện trầm cảm như cảm thấy buồn bã, tuyệt vọng hoặc thiếu năng lượng.
  • Trầm cảm sau sinh (postpartum depression - PPD): PPD có thể xảy ra trong thời gian mang thai hoặc trong một năm đầu sau khi sinh. Theo nhiều thống kê, có đến 10 - 20% nữ giới bị rối loạn tâm lý, trầm cảm sau sinh. Bệnh lý này nếu không can thiệp điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất tự chủ, tự hủy hoại bản thân, thậm chí tìm cách kết thúc sinh mệnh cả mẹ và con.
  • Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (Premenstrual dysphoric disorder - PMDD): Loại trầm cảm này là một dạng nghiêm trọng của hội chứng tiền kinh nguyệt, ảnh hưởng đến phụ nữ trong những ngày hành kinh hoặc vài tuần trước kỳ kinh nguyệt. Triệu chứng phổ biến nhất của PMDD là thay đổi tâm trạng, cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, lo lắng, chán nản,... 
  • Rối loạn tâm lý theo mùa (seasonal affective disorder - SAD): Loại trầm cảm này thường xuất hiện vào mùa thu và mùa đông. SAD xảy ra khi nhịp điệu tự nhiên của cơ thể thay đổi, sự nhạy cảm của mắt với ánh sáng hoặc khi các chất melatonin, serotonin trong cơ thể hoạt động.

Tên

Rối loạn tâm lý theo mùa là một dạng trầm cảm thường xuất hiện ở các nước có mùa đông lạnh, kéo dài

Những đối tượng dễ bị trầm cảm

Rối loạn trầm cảm có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không biệt giới tính hay độ tuổi. Tuy nhiên, 18 - 45 tuổi là độ tuổi bị ảnh hưởng bởi rối loạn trầm cảm nhiều nhất và tỷ lệ mắc chứng trầm cảm ở phụ nữ gấp đôi nam giới. Ngoài ra, còn rất nhiều đối tượng dễ mắc rối loạn trầm cảm như:

  • Người bị sang chấn tâm lý: Từng trải qua biến cố lớn trong cuộc đời như: phá sản, bị lừa đảo mất hết tiền của, phá sản, mất người thân, con cái hư hỏng, hôn nhân đổ vỡ, áp lực công việc quá lớn…
  • Di truyền: Nguy cơ trầm cảm tăng lên nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh này.
  • Phụ nữ vừa sinh con: Những thay đổi về hormone, vai trò trong gia đình, áp lực chăm sóc con nhỏ, mất ngủ... là những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ sau sinh.
  • Học sinh, sinh viên: Áp lực học tập, thi cử dồn dập, áp lực từ gia đình, thầy cô có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần những đối tượng này.
  • Người bị tổn thương cơ thể: Bị tai nạn phải cắt bỏ bộ phận cơ thể, mắc bệnh ung thư, mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm,...
  • Lạm dụng rượu bia, chất kích thích trong thời gian dài: Một số nghiên cứu cho thấy 21% người mắc chứng rối sử dụng chất kích thích bị trầm cảm.
  • Tình trạng kinh tế xã hội: Người gặp khó khăn về kinh tế, công việc, có địa vị xã hội thấp, thiếu các mối quan hệ xã hội, cô đơn có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Tên

Người sống khép mình, cô đơn có nguy cơ trầm cảm cao hơn người bình thường

9 dấu hiệu trầm cảm không nên bỏ qua

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm khác nhau ở mỗi người, nhưng hầu hết sẽ có các biểu hiện sau:

  • Cảm thấy vô vọng: Cảm thấy vô vọng hoặc bất lực về cuộc sống là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trầm cảm. Ngoài ra, người bệnh còn có cảm thấy bản thân vô giá trị, tự ghét bản thân hoặc có cảm giác tội lỗi. Những suy nghĩ phổ biến, lặp đi lặp lại của bệnh trầm cảm có thể được phát âm như "tất cả là lỗi của tôi" hoặc "vấn đề là gì?".
  • Mất hứng thú: Trầm cảm có thể làm mất đi niềm vui, hứng thú với hầu hết mọi việc kể cả những điều bạn yêu thích. Bên cạnh đó, người bệnh còn mất hứng thú tình dục, thậm chí bất lực.
  • Mệt mỏi, mất ngủ: Trầm cảm thường đi kèm với thiếu năng lượng và cảm giác mệt mỏi. Ngoài ra, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ kéo dài, chất lượng giấc ngủ kém, ngủ không yên giấc là một trong những dấu hiệu trầm cảm chính.
  • Lo lắng: Mặc dù trầm cảm không được chứng minh là gây ra lo lắng, nhưng hai tình trạng này thường xảy ra cùng nhau. Các triệu chứng của lo lắng có thể bao gồm: bồn chồn, cảm thấy căng thẳng, thiếu tập trung, cảm giác nguy hiểm, hoảng sợ hoặc sợ hãi, nhịp tim nhanh, run rẩy,...
  • Hay cáu gắt ở nam giới: Nghiên cứu cho thấy nam giới bị trầm cảm có thể có các triệu chứng như cáu kỉnh, trốn tránh, lạm dụng chất kích thích hoặc tức giận không đúng chỗ.
  • Thay đổi cảm giác ăn uống: Một số người bị trầm cảm bị thay đổi khẩu vị, có cảm giác thèm ăn liên tục và tăng cân, nhưng cũng có người cảm thấy chán ăn và sụt cân dù không ăn kiêng.
  • Không kiểm soát được cảm xúc: Một dấu hiệu của trầm cảm khá dễ nhận biết là cảm xúc lên xuống bất chợt, dễ kích động, khóc không kiểm soát.
  • Suy nghĩ đến cái chết: Suy nghĩ thường xuyên hoặc lặp đi lặp lại về cái chết, có ý nghĩ tự tử, cố gắng tự sát hoặc tự sát.
  • Đau nhức không rõ nguyên nhân: Rối loạn trầm cảm cũng gây các vấn đề về thể chất  như đau đầu, đau lưng, đau khớp,...

Tên

Mất hứng thú cuộc sống, mệt mỏi, mất ngủ kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Trầm cảm nếu không được trị liệu sớm sẽ kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong (do người bệnh tự làm hại bản thân hoặc tự sát). Do đó, khi thấy bản thân hoặc người thân xuất hiện dấu hiệu trầm cảm kéo dài trên 2 tuần, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ tâm thần kinh hoặc tâm lý để sớm cải thiện bệnh.

Triệu chứng trầm cảm thay đổi như thế nào theo giới tính và tuổi tác

Triệu chứng trầm cảm thường thay đổi tùy theo độ tuổi và giới tính như:

Nữ giới: Thường có cảm giác tội lỗi rõ rệt, ngủ nhiều, ăn nhiều và tăng cân. 

  • Nam giới: Nam giới khi bị trầm cảm thường không sẵn sàng chia sẻ những khó khăn của bản thân, hay thừa nhận cảm giác tuyệt vọng. Thay vào đó, họ có xu hướng phàn nàn về sự mệt mỏi, khó ngủ, mất hứng thú với công việc và sở thích, cáu kỉnh, lạm dụng chất kích thích,...
  • Thanh thiếu niên: Có cảm giác khó chịu, than phiền về cơ thể, chán học hoặc học tập sa sút, có những hành vi gây hấn, kích động, cảm thấy bị hiểu lầm và cực kỳ nhạy cảm,... là những biểu hiện của trầm cảm thường thấy ở thanh thiếu niên.
  • Người cao tuổi: Người lớn tuổi có xu hướng phàn nàn về thể chất hơn là các triệu chứng về cảm xúc. Mệt mỏi, chán ăn, khó ghi nhớ, thay đổi tính cách, suy nghĩ tự sát,...là những biểu hiện trầm cảm thường thấy ở người lớn tuổi.

Phòng ngừa trầm cảm như thế nào?

Bệnh trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần phức tạp, không thể xác định nguyên nhân cụ thể nhưng hoàn toàn có thể dự phòng được bằng cách:

  • Thay đổi lối sống: Lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý sẽ mang đến nguồn năng lượng tích cực, giúp bạn cảm thấy đáng sống.
  • Tập thể dục đều đặn: Luyện tập thể dục có thể làm tăng sản xuất Endorphin (hormone giúp cải thiện tâm trạng). Mục tiêu lý tưởng mà bạn cần đạt được là tập thể dục ít nhất 30 phút một ngày.
  • Ngủ đủ giấc: Rối loạn giấc ngủ là một trong những yếu tố góp phần trầm cảm. Do đó, hãy dành thời gian nghỉ ngơi, xây dựng một thói quen ngủ lành mạnh (ngủ đủ 7 - 9 tiếng/ngày, đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định).
  • Tăng cường giao tiếp với bạn bè: Dành thời gian để kết nối với bạn bè, nhất là những người có lối sống tích cực, năng lượng dồi dào. Khi được trao đổi về những điều tích cực, bạn sẽ cảm thấy hài lòng về cuộc sống, có động lực để duy trì tiếp những điều bổ ích, giúp ngăn ngừa trầm cảm.

Tên

Trò chuyện với bạn bè là cách giúp giải tỏa căng thẳng, ngăn ngừa trầm cảm

  • Cắt giảm thời gian trên mạng xã hội: Mạng xã hội có thể gây nghiện, làm giảm việc duy trì kết nối với gia đình, bạn bè có thể gây ra hoặc góp phần vào chứng trầm cảm. Do đó, hãy chế thời gian sử dụng mạng xã hội để giúp ngăn ngừa trầm cảm.
  • Học cách thư giãn và kiểm soát căng thẳng: Đơn giản hóa cuộc sống, đón nhận và xử lý mọi việc một cách tự nhiên, thực hành chánh niệm hoặc thiền định, đọc sách, nghe nhạc,... để thư giãn, tránh căng thẳng.
  • Chú ý chăm sóc bản thân: Để bản thân nhếch nhác sẽ khiến bạn cảm thấy chán đời. Vì vậy, hãy chú ý chăm sóc bản thân, tạo kiểu tóc mới, trang điểm, mặc những bộ đồ quần áo mình yêu thích, tham gia các hoạt động thú vị như cắm trại hoặc leo núi,… để trở nên yêu đời.
  • Bổ sung dưỡng chất chăm sóc não bộ từ thiên nhiên: Để dự phòng trầm cảm, ngoài xây dựng và duy trì một lối sống khoa học, tích cực, mỗi người nên chủ động bổ sung các tinh chuyên thiên nhiên có khả năng trung hòa gốc tự do - “kẻ thù” của não bộ, tăng tuần hoàn máu và kết nối thần kinh mới như Blueberry và Ginkgo Biloba (trong viên uống bổ não OTiV) là hết sức cần thiết.

Nghiên cứu khoa học cho thấy, khi cơ thể lo âu, căng thẳng, rối loạn cảm xúc sẽ làm tăng sinh nhiều gốc tự do. Gốc tự do tăng sinh quá mức trong cơ thể sẽ tấn công và làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu, thúc đẩy sự hình thành mảng xơ vữa và cục huyết khối, làm giảm lưu thông máu và oxy lên não, gây đau đầu, khó ngủ, mất ngủ, suy giảm trí nhớ và đặc biệt khiến trầm cảm tăng nặng.

Các nghiên cứu cũng chứng minh, hoạt chất Anthocyanin, Pterostilbene trong Blueberry được chứng minh có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do trong lòng mạch, trong khi Ginkgo Biloba giúp bảo vệ và nuôi dưỡng tế bào não và mạch máu não khỏe mạnh. Từ đó, giúp cải thiện hiệu quả tình trạng đau đầu, mất ngủ, stress, suy giảm trí nhớ, rối loạn cảm xúc. Khi những vấn đề về tâm thần, thần kinh này được kiểm soát sẽ ngăn ngừa trầm cảm hiệu quả.

Hãy nhớ rằng trầm cảm là bệnh lý không phải là cảm xúc vui, buồn trong cuộc sống. Vì vậy, khi có dấu hiệu trầm cảm, bạn tuyệt đối không được xem nhẹ hay bỏ mặc cơ thể mà cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa tâm thần kinh để được khám, đánh giá mức độ cũng như đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Nội dung bài viết được cập nhập và kiểm tra lần cuối vào ngày: 09/01/2023

*Những thông tin trong bài viết của OTiV chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.



Gửi Câu Hỏi
Bạn muốn được tư vấn về bệnh đau đầu, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, tai biến mạch máu não, đột quỵ… hoặc cần thêm bất kỳ thông tin gì về OTiV, hãy gửi câu hỏi ngay tại đây, Chuyên gia OTiV sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.
*Vui lòng điền thông tin chính xác để chúng tôi thông báo cho bạn khi có kết quả

Bài viết khác
9 nguyên nhân trầm cảm phổ biến và cách chẩn đoán bệnh

9 nguyên nhân trầm cảm phổ biến và cách chẩn đoán bệnh

Nguyên nhân trầm cảm rất phức tạp, bao gồm các yếu tố xã hội, tâm lý và những...

Bệnh run tay là triệu chứng của bệnh lý gì? Cách điều trị

Bệnh run tay là triệu chứng của bệnh lý gì? Cách điều trị

Mặc dù bệnh run tay không phải là một triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có...

Hội chứng sương mù não hậu covid: Nguyên nhân và cách chữa

Hội chứng sương mù não hậu covid: Nguyên nhân và cách chữa

Theo các nghiên cứu, khoảng 80% người bệnh bị rối loạn nhận thức sau khi khỏi Covid-19. Trong đó, hội...

Di chứng thần kinh hậu covid-19: Nguyên nhân và cách điều trị

Di chứng thần kinh hậu covid-19: Nguyên nhân và cách điều trị

Hậu nhiễm Covid-19, không ít người bệnh phải đối mặt với các di chứng thần kinh như hội chứng...

Chóng mặt hậu Covid-19 là do đâu? Phải làm gì để cải thiện?

Chóng mặt hậu Covid-19 là do đâu? Phải làm gì để cải thiện?

Chóng mặt hậu Covid được miêu tả là cảm giác quay cuồng hoặc mất thăng bằng và lâng...

Tên