Em năm nay 26 tuổi, có huyết áp thấp bẩm sinh. 8 năm trở lại đây, em thường bị đau buốt đầu, khi đau thường choáng váng, đầu đổ nhiều mồ hôi, không làm được bất cứ điều gì, kể cả cố ngủ để bớt đau. Những lúc bị vậy, em phải uống nhanh 1 viên sủi bọt efferalgan codein thì sau một lúc sẽ bớt và chỉ dùng được loại thuốc này. Những thuốc tương tự khác uống thì không thể hết đau được. Cũng có khi chỉ bớt hơn, đầu vẫn nặng và đau âm ỉ, những lúc vậy, em lại canh giờ cách 4 tiếng để uống thêm thuốc như trên thì mới hết hẳn. Dài nhất là kéo dài khoảng 2 ngày, cứ đau và uống thuốc như vậy.
Mỗi khi làm việc căng thẳng hoặc tập trung, đầu em thường nóng ran lên. Gần đây, em thường hay bị choáng, mắt tối sầm lại, mọi thứ quay vòng vòng khoảng vài phút rồi hết. Bác sĩ tư vấn giúp tình trạng như vậy có thể dẫn đến đột quị không và em phải làm thế nào để tránh bị đột quị? Em xin cảm ơn! (Nguyễn Hoàng, 26 tuổi, HCM)
Chào bạn, Rất cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Trung tâm Tư vấn Y khoa. Đầu tiên, bất kỳ sự tăng hay giảm huyết áp so với mức bình thường đều là những dấu hiệu nguy hiểm. Huyết áp thấp là khi huyết áp tối đa thường xuyên đo được < 100mmHg (đo ở các tư thế khác nhau nằm, ngồi, đứng) ở nam giới và < 90mmHg ở nữ. Huyết áp thấp thứ phát thường xuất hiện sau các bệnh như tiêu chảy cấp, xuất huyết tiêu hóa, suy kiệt, thiếu dinh dưỡng kéo dài. Huyết áp thấp gây thiếu máu ở các cơ quan như não, tim… nên gây ra những triệu chứng mệt mỏi, váng đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, buồn nôn, nôn, nhịp tim nhanh, mạch yếu… Các biểu hiện trên tăng lên khi bệnh nhân thay đổi tư thế từ nằm sang đứng. Việc điều trị dứt điểm huyết áp thấp rất khó. Tuy nhiên, phải điều trị dự phòng để tránh đột quỵ (tỷ lệ đột quỵ ở người huyết...