Khám mất ngủ ở đâu? Các địa chỉ khám chữa mất ngủ uy tín
Khó ngủ, mất ngủ là các triệu chứng thường gặp, mang đến nhiều phiền toái cho cuộc sống người bệnh. Nếu không được khắc phục kịp thời, tình trạng này dễ chuyển thành mạn tính và là nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như trầm cảm, tăng huyết áp, đột quỵ… Để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, bạn có thể tham khảo các lời khuyên sau.
Khám mất ngủ ở đâu? Bệnh viện nào chữa mất ngủ tốt nhất
Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài và không được cải thiện, bạn nên đến khám tại chuyên khoa thần kinh của các bệnh viện lớn để được sự hỗ trợ của chuyên gia. Bạn có thể tham khảo những địa chỉ bệnh viện khám khắc phục bệnh mất ngủ hiệu quả sau:
Ở khu vực TPHCM:
- Bệnh viện đa khoa Tâm Anh
Địa chỉ: 2B Phổ Quang, Phường 2, Tân Bình, TP. HCM
- Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM
Cơ sở 1: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM
Cơ sở 2: 201 Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP. HCM
Cơ sở 3: 221B Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
- Bệnh viện Nhân dân 115
Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Bệnh viện FV
Địa chỉ: 6 Nguyễn Lương Bằng, Tân Phú, Quận 7, TP. HCM
- Bệnh viện Chợ Rẫy
Địa chỉ: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.HCM
- Bệnh viện Tâm thần TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 766 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, TPHCM
Ở khu vực thành phố Hà Nội:
- Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Địa chỉ: 108 Hoàng Như Tiếp, Bồ Đề, Long Biên, TP Hà Nội
- Bệnh viện Bạch Mai
Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Đống Đa, TP Hà Nội
- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Địa chỉ: 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, TP Hà Nội
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, TP Hà Nội
- Bệnh viện Lão khoa Trung ương
Địa chỉ: 1A Phương Mai, Đống Đa, TP Hà Nội
Mẹo giảm mất ngủ hiệu quả
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp tăng sức đề kháng và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bạn ăn đủ chất nhưng không nên ăn gần giờ đi ngủ, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, thức ăn chiên xào, tăng cường rau xanh (tối thiểu 400g/ ngày), trái cây, uống nhiều nước (2-3 lít/ ngày). Bên cạnh đó, nên duy trì thói quen ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ; hạn chế rượu bia, thuốc lá, nước có gas…
|
Ngoài ra, nên tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho giấc ngủ như gà, bò, rau nhút, hạt sen... Sau bữa ăn có thể dùng thêm chuối, táo, sữa chua để tráng miệng vì chúng chứa nhiều tryptophan. Đây là một loại amino axit có khả năng hỗ trợ tăng dẫn truyền thần kinh. Do đó, những thực phẩm này có thể là một trong những lựa chọn khá hợp lý giúp hỗ trợ tốt cho giấc ngủ.
Tăng cường vận động
Đều đặn vận động ngày 30 phút sẽ giúp mang đến sự dẻo dai cho xương khớp, giúp máu lưu thông lên não tốt hơn, giúp phòng ngừa chứng bệnh thiếu máu não và các bệnh tim mạch khác. Những vận động như tập thể dục dưỡng sinh, ngồi thiền, tập yoga hoặc đi bộ, chơi cầu lông, bơi… giúp ích rất nhiều cho giấc ngủ.
Ngoài ra, tập thể dục cũng là biện pháp hữu hiệu giúp giải tỏa stress để mang đến sự cân bằng giữa thể chất và tinh thần cho người bệnh. Giảm thiểu áp lực, căng thẳng từ cuộc sống rất có ý nghĩa trong việc cải thiện giấc ngủ.
Tập thể dục giúp giảm stress, cân bằng cuộc sống, từ đó cải thiện tình trạng mất ngủ
Tạo điều kiện lý tưởng cho giấc ngủ
Đồng thời, bạn cũng cần chú ý đến không gian ngủ như thường xuyên dọn dẹp giường, thay bao gối, mền để tránh mùi ẩm mốc, bụi bẩn; không nên đọc sách, xem tivi trên giường; nghe bản nhạc nhẹ, tắm nước ấm cũng là cách thư giãn đầu óc hiệu quả sau một ngày làm việc…
Không gian ấm cúng, thoải mái tạo điều kiện lý tưởng cho giấc ngủ

5 cách chữa mất ngủ bằng đậu xanh đơn giản, hiệu quả
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, đậu xanh chứa tryptophan có khả năng tăng sản sinh serotonin, nhờ...

8 cách dùng táo đỏ trị mất ngủ hiệu quả bạn nên biết
Táo đỏ chứa hoạt chất flavonoid, polysaccharide có khả năng làm dịu hệ thần kinh, nên được xem...

6 cách ngâm chân trị mất ngủ tại nhà đơn giản, hiệu quả
Bàn chân là nơi tập trung nhiều huyệt đạo quan trọng của cơ thể, chăm sóc đôi chân tốt...

Mất ngủ khó thở: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị nhanh
Mất ngủ khó thở không chỉ đơn giản là triệu chứng thoáng qua, nếu xuất hiện thường xuyên...

Bị tiểu đường có gây mất ngủ không? Làm thế nào để cải thiện?
Giấc ngủ và đường huyết được cho là có mối liên hệ với nhau. Do đó, không ít...
Mất ngủ ở tuổi trung niên: Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả
Ăn gì dễ ngủ? 10 loại thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ giúp ngủ ngon
Mất ngủ đau đầu là bệnh gì? Tại sao mất ngủ gây đau đầu
Mất ngủ kéo dài: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Mất ngủ ở người trẻ: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục
6 cách dùng tâm sen chữa mất ngủ đơn giản hiệu quả tại nhà
Mất ngủ ở nam giới: Nguyên nhân và biện pháp điều trị
Thức khuya có tác hại gì? 11 tác hại của thức khuya
Làm thể nào để ngủ nhanh? 9 cách dễ ngủ vào ban đêm
11 cách trị mất ngủ ban đêm tại nhà hiệu quả không cần thuốc