Đau đầu vận mạch: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Tên 03/05/2022 | Tên Tác giả: Đội ngũ biên tập OTiV

Thuật ngữ "đau đầu vận mạch" mặc dù đã lỗi thời, nhưng bạn có thể sẽ nghe một vài bác sĩ của bạn sử dụng nó vì trước đây đau đầu vận mạch là một thuật ngữ quen thuộc. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về đau đầu vận mạch, các triệu chứng liên quan và cách điều trị, phòng ngừa các cơn đau đầu xảy đến.

Đau đầu vận mạch là gì?

Đau đầu vận mạch là thuật ngữ khoa học dùng để chỉ bất kỳ cơn đau đầu nào liên quan đến các mạch máu ở đầu và cổ. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, các nhà khoa học đã chia các triệu chứng đau đầu vận mạch ra thành 3 nhóm bệnh: Chứng đau nửa đầu, đau đầu từng chuỗi và cơn đau đầu do bệnh lý nào đó gây ra mà có mối liên hệ mật thiết với những thay đổi của mạch máu.

Đau đầu vận mạch làm xuất hiện các cơn đau nhói, sưng và giãn mạch máu ở đầu và cổ. Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, bệnh đau đầu vận mạch bao gồm đau đầu nguyên phát hoặc thứ phát.

  • Chứng đau nửa đầu migraine và đau đầu từng chuỗi là các dạng đau đầu nguyên phát. Đau đầu nguyên phát thường không tìm được tác nhân xác định gây ra chứng đau đầu.

  • Đau đầu do ảnh hưởng từ bệnh lý nào đó hoặc một tình trạng bất thường khác được gọi là đau đầu thứ phát. Triệu chứng đau đầu thứ phát thường xuất phát từ một cơn sốt trong các bệnh lý nhiễm trùng cấp tính như viêm màng não, sởi hay do nhiễm độc toàn thân.

Dấu hiệu nhận biết đau đầu vận mạch

Đau đầu Migraine (đau nửa đầu)

Đau nửa đầu là một bệnh đau đầu phổ biến, thường gặp ở phụ nữ hơn là ở nam giới. Sinh lý bệnh của chứng đau nửa đầu migraine chưa được biết hoàn toàn, nhưng những thay đổi trong hệ thống mạch máu và dây thần kinh của cơ thể là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến bệnh.

Khi ở trong cơn migraine, các cơn đau có thể kéo dài đến vài giờ hoặc thậm chí là vài ngày. Bệnh đau nửa đầu có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Các triệu chứng thường gặp của đau nửa đầu bao gồm:

  • Đau nhói hoặc đập mạnh ở một bên đầu

  • Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và mùi

  • Đầu óc choáng váng, lâng lâng

  • Gặp các vấn đề về thị lực

  • Cảm giác lo lắng

  • Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy

  • Ăn mất ngon

  • Cơn đau tăng lên khi cơ thể vận động

Trong một số trường hợp, bạn có thể cảm nhận được một luồng điện trước khi các triệu chứng đau nửa đầu bắt đầu. Một luồng điện là dấu hiệu cho thấy cơn đau nửa đầu đang đến gần. Các triệu chứng dự báo trước mà cơ thể cảm nhận được như rối loạn cảm giác, thay đổi thị lực, như nhìn thấy đèn nhấp nháy hoặc có điểm mù.

Các yếu tố nguy cơ kích hoạt chứng đau nửa đầu bao gồm:

  • Căng thẳng

  • Thực phẩm mà bạn cung cấp cho cơ thể

  • Rối loạn nội tiết tố

  • Ngủ kém

  • Thời tiết thay đổi

  • Tác dụng của các loại thuốc

  • Sử dụng rượu hoặc caffeine

Đau đầu (chuỗi) cụm

Đau đầu (chuỗi) từng cụm được các chuyên gia đánh giá nghiêm trọng hơn chứng đau nửa đầu nhưng bệnh lại ít phổ biến hơn. Những cơn đau đầu xuất hiện từng đợt nên được gọi là đau đầu "cụm", kéo dài trong khoảng từ 15 phút đến 3 giờ. Những cơn đau đầu dạng này có thể “ập đến” bất cứ lúc nào trong ngày, thậm chí có thể đánh thức bạn vào nửa đêm và khiến bạn bị mất ngủ đêm.

Các triệu chứng của đau đầu cụm bao gồm:

  • Cơn đau nhói có thể xuất hiện ở một bên đầu hoặc sau mắt của người bệnh

  • Một bên mắt và mũi (trái hoặc phải) bị ảnh hưởng bởi cơn đau có thể gặp kích ứng.

Theo nghiên cứu, đau đầu từng cụm có liên quan với đau đầu vận mạch bởi các cơn đau khởi nguồn bằng sự giãn nở mạch máu và một số nguyên nhân khác có thể bao gồm:

  • Hệ thần kinh

  • Nhịp sinh học hàng ngày

  • Hoạt động của hệ miễn dịch

  • Kích hoạt hệ thống thần kinh tự chủ

Đau đầu từng cụm thường gặp ở nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 40.

Đau đầu liên quan đến bệnh lý

Nhiều người bị đau đầu vận mạch do sự ảnh hưởng của các bệnh lý như sốt, cảm cúm và các bệnh lý khác. Đau đầu do bệnh lý gây ra có thể khác nhau về mức độ, triệu chứng, tần suất xuất hiện... theo từng bệnh lý ảnh hưởng. Thông thường, sau khi điều trị bệnh lý, cơn đau đầu cũng sẽ được giải quyết.

Chẩn đoán đau đầu vận mạch

Nếu cơn đau dữ dội và kéo dài hơn bình thường, bạn cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra. Tại đây, các bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh theo dõi cơn đau đầu xuất hiện như thế nào và lưu ý mức độ đau, thời gian, các yếu tố có thể gây ra cũng như cách phân biệt các triệu chứng khác nhau.

Bạn nên đi khám ngay nếu xuất hiện các hiện tượng như:

  • Cơn đau xuất hiện đột ngột không rõ nguyên nhân

  • Đau đầu kèm theo đau cổ

  • Kết hợp với sốt cao

  • Đau đầu có thể liên quan đến chấn thương đầu

  • Đau đầu làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác như tai hoặc mắt của bạn.

Điều trị đau đầu vận mạch

Theo các chuyên gia, vì đau đầu vận mạch được phân thành nhiều loại, do vậy việc điều trị bệnh cũng cần sự khác biệt. 

  • Với chứng đau nửa đầu và đau đầu từng chuỗi, bạn có thể giảm đau bằng cách tránh các tác nhân gây hại, đồng thời kết hợp thêm biện pháp điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Chứng đau nửa đầu có thể được kiểm soát tại nhà bằng cách nằm nghỉ ngơi ở nơi tối, yên tĩnh và kết hợp với chườm mát. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc để giảm chứng đau nửa đầu (thuốc không kê đơn).

  • Bệnh đau đầu từng chuỗi nếu cơn đau dữ dội bạn cũng có thể cần dùng thuốc để trở lại với sinh hoạt bình thường. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được bác sĩ can thiệp bằng biện pháp xâm lấn để cải thiện bệnh, bao gồm biện pháp kích thích dây thần kinh và phẫu thuật.

  • Đau đầu thứ phát có thể sẽ được điều trị bằng các biện pháp can thiệp thích hợp cho bệnh lý gây ra đau đầu.

Phòng ngừa đau đầu vận mạch

Bên cạnh việc thăm khám và điều trị chính xác nguyên nhân gây ra cơn đau đầu vận mạch thì chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt là chìa khóa quan trọng giúp đẩy lùi và hạn chế tình trạng này.

  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, tránh ăn kiêng khem vì sẽ khiến cơ thể bị thiếu chất gây ra đau đầu

  • Giảm căng thẳng, stress

  • Ngừng hoặc không hút thuốc lá

  • Ngủ đủ giấc, giấc ngủ kéo dài từ 7-8 tiếng mỗi đêm

Đồng thời, để phòng ngừa các cơn đau đầu hiệu quả và khoa học, bạn cần chủ động chăm sóc sức khỏe não bộ bằng những dưỡng chất chuyên biệt như Anthocyanin và Pterostilbene được chiết xuất từ Blueberry,  Flavonoid và Terpenoid được chiết xuất từ Ginkgo Biloba, kết hợp trong sản phẩm OTiV. 

OTiV với các hoạt chất sinh học quý có nguồn gốc thiên nhiên, đã được chứng minh công dụng trung hòa gốc tự do gây hại cho cơ thể, đặc biệt là não bộ, đồng thời bổ sung dưỡng chất tốt cho não, giúp trí não nhanh nhạy và hoạt động bền bỉ.

Tên

Bổ sung OTiV mỗi ngày - sự “đầu tư” cần thiết cho não bộ khỏe mạnh

Theo PGS.TS Vũ Anh Nhị: “Sự tấn công của gốc tự do được xem là nguồn gốc bệnh sinh của chứng đau đầu, đau nửa đầu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, gốc tự do làm gia tăng hoạt động bạch cầu, khởi phát quá trình viêm và sản sinh chất gây giãn mạch. Tình trạng này xảy ra quá mức làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu dẫn đến những rối loạn vận mạch, khiến mạch máu não giãn nở, biến đổi bất thường và gây nên cơn đau ở đầu.

Theo nhiều nghiên cứu, tinh chất thiên nhiên từ Blueberry và Ginkgo Biloba với trọng lượng phân tử nhỏ, dễ dàng vượt qua hàng rào máu não để trung hòa gốc tự do. Từ đó, ngăn ngừa tổn thương cấu trúc thành mạch, chống lại quá trình viêm cùng với việc tăng cường nuôi dưỡng mạch máu não, giúp phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện hiệu quả bệnh đau đầu, đau nửa đầu.”

Tóm lại, mọi người có thể áp dụng nhiều cách khác nhau để giúp phòng ngừa và giảm bớt các triệu chứng của đau đầu vận mạch, chẳng hạn như bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho não bộ, uống nhiều nước, chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, dùng thuốc giảm đau và áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định bác sĩ.

Nội dung bài viết được cập nhập và kiểm tra lần cuối vào ngày: 03/05/2022

*Những thông tin trong bài viết của OTiV chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.



Gửi Câu Hỏi
Bạn muốn được tư vấn về bệnh đau đầu, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, tai biến mạch máu não, đột quỵ… hoặc cần thêm bất kỳ thông tin gì về OTiV, hãy gửi câu hỏi ngay tại đây, Chuyên gia OTiV sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.
*Vui lòng điền thông tin chính xác để chúng tôi thông báo cho bạn khi có kết quả

Bài viết khác
Đau đầu 2 bên thái dương: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đau đầu 2 bên thái dương: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đau đầu 2 bên thái dương là vấn đề sức khỏe nhiều người gặp phải nhưng ít ai hiểu rõ...

Thường xuyên đau đầu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách trị

Thường xuyên đau đầu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách trị

Đau đầu là một triệu chứng phổ biến mà hầu như ai cũng từng trải qua ít nhất một lần trong đời....

Đau đầu về đêm là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Đau đầu về đêm là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Đau đầu về đêm kéo dài có thể làm cho sức khỏe người bệnh bị suy giảm đáng...

Đau đầu vùng trán: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Đau đầu vùng trán: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Đau đầu vùng trán nếu diễn ra thường xuyên, ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe và đời...

Đau đầu sau gáy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Đau đầu sau gáy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Đau đầu sau gáy là một bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để...

Tên