Đau đầu vùng trán: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Đau đầu vùng trán nếu diễn ra thường xuyên, ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh, còn có thể là triệu chứng của một bệnh lý hệ thần kinh nào đó cần được thăm khám, điều trị sớm.
Đau đầu vùng trán là gì?
Đau đầu vùng trán (tiếng Anh là Frontal Headache) là tình trạng đau ở phía trước trán, nhất là hai thái dương vào dọc giữa cung lông mày. Một số người bệnh có cảm giác như có vật gì đè nặng lên đầu hoặc như thấy có sợi dây siết chặt quanh đầu. Cơn đau đầu ở trán có thể âm ỉ hoặc dữ dội khiến người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi.
Triệu chứng đau đầu vùng trán
Đau đầu vùng trán có thể đi kèm với một số triệu chứng sau:
- Mắt đỏ, bỏng rát và chảy nước mắt
- Giảm thị lực, nhìn mờ hoặc nhìn đôi
- Nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi
- Cơn đau có thể tác động đến các vị trí khác như vùng mắt, mũi, má, hàm
- Chóng mặt buồn nôn, nôn mửa
Nguyên nhân đau đầu vùng trán
Đau đầu vùng trán không phải là bệnh, mà là một trạng thái bệnh lý do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Vì vậy, cần xác định chính xác “nguồn gốc” cơn đau, mới có thể đưa ra hướng điều trị thích hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
Thiểu năng tuần hoàn não
Thiểu năng tuần hoàn não (rối loạn tuần hoàn não) là tình trạng thiếu máu lên não, làm giảm sự cung cấp oxy và dưỡng chất để nuôi não khiến cho các tế bào thần kinh không đủ năng lượng để hoạt động, từ đó làm ảnh hướng tới các hoạt động của não bộ. Bệnh mức độ nhẹ có thể gây đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, khó tập trung…
Căng thẳng/stress
Đau đầu vùng trán do căng thẳng là vấn đề thường gặp ở người trưởng thành, nhất là những người thường xuyên làm việc dưới áp lực cao, gánh nặng cuộc sống lớn. Khi bạn chịu áp lực căng thẳng trong thời gian dài, cơ thể sẽ tăng sản sinh ra hormone cortisol, dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, tim đập nhanh, rối loạn tuần hoàn máu não dẫn đến đau đầu.
Căng thẳng trong công việc là tác nhân khởi phát đau đầu ở trán
Rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là những rối loạn liên quan đến thăng bằng, xuất phát từ dây thần kinh số 8. Rối loạn tiền đình khiến người bệnh giảm hoặc mất khả năng giữ thăng bằng, đau nặng đầu vùng trán, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói. Bạn có thể xem thêm bài viết: Rối loạn tiền đình – Nguyên nhân, dấu hiệu & cách điều trị để hiểu hơn về vấn đề này.
Viêm xoang trán
Xoang là các hốc rỗng chứa đầy không khí nằm sau gò má và trán. Khi các mô xoang bị nhiễm trùng hoặc viêm do dị ứng sẽ khiến cho quá trình hô hấp, lưu thông dịch ứ trệ hoặc tắc nghẽn làm tăng áp lực lên vùng trán, hốc mắt và thái dương. Từ đó, gây ra các cơn đau nhức ở vùng mũi, mắt và trán.
Xem thêm: Đau đầu do viêm xoang: Nguyên nhân và cách điều trị
U não
U não là khối u hình thành trong não. Khối u này có thể chèn ép lên mạch máu, dây thần kinh gây ra các triệu chứng đau đầu trên trán, chóng mặt, giảm thị lực. U não là bệnh lý hết sức nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Lạm dụng rượu bia
Đau đầu, đau đầu ở trán là triệu chứng thường xuất hiện sau khi uống rượu bia. Nguyên nhân được xác định là do thành phần ethanol trong rượu, bia khiến cơ thể mất nước, làm giảm huyết áp và lưu lượng máu đến não, từ đó gây đau đầu.
Bệnh lý khác
Đau đầu vùng trán có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm như: Bệnh mạch máu não, rối loạn thần kinh chức năng, hội chứng giao cảm cổ, viêm nhiễm vùng đầu – mặt – cổ,…
Đau đầu ở trán có nguy hiểm không?
Như đã chia sẻ ở trên, đau đầu ở trán do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Do đó, bạn tuyệt đối không nên chủ quan, nếu thấy tình trạng đau đầu ở trán kéo dài, tái phát nhiều lần, mức độ độ đau ngày càng tăng.
Đặc biệt, khi cơn đau đầu có đi kèm với các triệu chứng khác như chóng mặt, hoa mắt, suy giảm trí nhớ, buồn nôn và nôn ói thì nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa nội thần kinh để thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và có hướng can thiệp thích hợp.
Đau đầu vùng trán có thể là dấu hiệu của bệnh lý não nguy hiểm cần được thăm khám, điều trị sớm (Nguồn: BVĐK Tâm Anh)
Cách điều trị và phòng ngừa đau đầu vùng trán
Việc điều trị đau đầu vùng trán có liên quan tới nguyên nhân và yếu tố gây bệnh. Do đó, điều trị bằng phương pháp nào và kế hoạch điều trị cụ thể ra sao sẽ được bác sĩ đưa ra sau khi xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này (do tình trạng bệnh lý hay do lối sống).
Điều mà bạn nên làm khi bị đau đầu vùng trán là thực hiện một lối sống lành mạnh và khoa học, áp dụng một số biện pháp có thể giúp giảm nhẹ cơn đau đầu tại nhà kết hợp thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Nghỉ ngơi: Đây là một giải pháp hữu ích dành cho trường hợp đau đầu vùng trán do rối loạn tiền đình và căng thẳng. Bạn có thể từ từ ngồi xuống hoặc nhắm mắt nằm thư giãn trong phòng tối và yên tĩnh để thư giãn tinh thần.
- Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ là một trong những tác nhân kích hoạt cơn đầu bùng phát. Do đó, hãy cố gắng ngủ tối thiểu 8 tiếng/ngày.
- Tắm nước ấm: Tắm hoặc ngâm mình nước ấm có thể giúp lưu thông khí huyết, hỗ trợ xoa dịu các triệu chứng đau đầu trên trán.
- Chườm lạnh: Chườm lạnh vùng đầu, trán 15 – 20 phút là một trong những cách giúp giảm nhẹ cảm giác đau nhức tại nhà.
- Massage đầu: Các động tác massage tại chỗ có thể giúp làm giảm căng cơ và thúc đẩy lưu thông máu, góp phần làm dịu cảm giác đau ở trán, 2 bên thái dương và đỉnh đầu.
- Giảm đau bằng một số mẹo dân gian: Trường hợp đau, nặng đầu vùng trán do xoang bạn có thể áp dụng một số mẹo như xông mũi bằng bằng thảo dược (sả, bạc hà, tía tô), vệ sinh mũi bằng dung dịch rửa mũi, xoa bóp thái dương.
- Uống nhiều nước: Uống đủ 2 lít nước/ngày có thể giúp làm dịu cơn đau đầu do mất nước.
- Giảm căng thẳng: Áp lực, căng thẳng có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn cần điều chỉnh cường độ làm việc, dành thời gian nghỉ ngơi, tránh gây áp lực quá hơn lên hệ thần kinh.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Cùng với lịch sinh hoạt điều độ, bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, nên tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin C, sắt, Omega 3,… và tránh xa rượu bia, hạn chế các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị, cay nóng.
Xem thêm: Khi bị đau đầu nên ăn gì? Thực phẩm giúp giảm đau đầu
Hỗ trợ cải thiện đau đầu vùng trán bằng tinh chất thiên nhiên
Có thể bạn chưa biết, gốc tự do sinh ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể và dưới tác động của các yếu tố căng thẳng/stress, rượu bia,… là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý não, trong đó có đau đầu vùng trán. Khi gốc tự do tăng sinh quá mức sẽ tấn công phá hoại các tế bào thần kinh và mạch máu não, hình thành các mảng xơ vữa, gây nghẽn mạch, giảm lượng máu lưu thông lên não, làm suy yếu kết nối thần kinh và chức năng của tế bào não, là nguồn gốc của đau đầu, thiếu máu não,…
OTiV cung cấp những dưỡng chất chống gốc tự do, tăng tuần hoàn máu lên não, hỗ trợ cải thiện đau đầu vùng trán hiệu quả
Cụ thể, trong quả Blueberry có hai hoạt chất sinh học quý là Anthocyanin và Pterostilbene có trọng lượng phân tử nhỏ nên có thể vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh. Trong khi đó, hoạt chất trong Ginkgo Biloba có khả năng làm tăng tính thấm của hàng rào máu não, giúp các dưỡng chất trong Blueberry tiến sâu bên trong tế bào não. Đặc biệt, khi bộ đôi Blueberry và Ginkgo Biloba kết hợp với nhau còn giúp hỗ trợ giảm xơ vữa và ngăn ngừa huyết khối, tăng cường máu và oxy lên não, hỗ trợ cải thiện đau đầu vùng trán và tình trạng thiểu năng tuần hoàn não hiệu quả.
Hiện nay, bộ đôi tinh chất quý Blueberry và Ginkgo Biloba đang có trong viên uống bổ não OTiV của Mỹ. Mọi người có thể chăm sóc sức khỏe não bộ thông qua lối sống lành mạnh và bổ sung 2 viên OTiV/ngày để sớm hấp thu các dưỡng chất chống gốc tự do và điều hòa máu não.
Nếu đã áp dụng đủ mọi cách để ngăn ngừa, khắc phục mà tình trạng đau đầu vùng trán vẫn tái phát, hãy liên hệ bác sĩ để nhận được có hướng can thiệp phù hợp.
Lúc này, để hỗ trợ cải thiện tình trạng đau đầu vùng trán và thiếu máu não, cần có giải pháp khoa học có khả năng chống gốc tự do, điều hòa máu lên não và bảo vệ mạch máu não. Trải qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và chiết xuất các hoạt chất quý trong Blueberry và Ginkgo Biloba (có trong OTiV) có thể đạt được tất cả các mục tiêu trên.
Nội dung bài viết được cập nhập và kiểm tra lần cuối vào ngày: 10/05/2023
*Những thông tin trong bài viết của OTiV chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.



Đau đầu 2 bên thái dương: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Đau đầu 2 bên thái dương là vấn đề sức khỏe nhiều người gặp phải nhưng ít ai hiểu rõ về triệu chứng này. Chủ động tìm hiểu về đau...
Thường xuyên đau đầu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách trị
Đau đầu là một triệu chứng phổ biến mà hầu như ai cũng từng trải qua ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, khi đau đầu trở nên thường...
Đau đầu về đêm là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng
Đau đầu về đêm kéo dài có thể làm cho sức khỏe người bệnh bị suy giảm đáng kể, gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt thường ngày.
Đau đầu sau gáy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Đau đầu sau gáy là một bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để kéo dài sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đau đầu chóng mặt buồn nôn là bệnh gì? Triệu chứng và cách chữa
Đau đầu chóng mặt buồn nôn khiến nhiều người gặp trở ngại trong quá trình làm việc và sinh hoạt. Khi gặp hiện tượng này, ngoài việc nghỉ ngơi, thư...
Đau đầu khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách cải thiện
Trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, không ít mẹ bầu bị đau đầu. Mặc dù, đau đầu khi mang...