Di chứng thần kinh hậu covid-19: Nguyên nhân và cách điều trị
Hậu nhiễm Covid-19, không ít người bệnh phải đối mặt với các di chứng thần kinh như hội chứng “sương mù não”, đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, đột quỵ... Vậy di chứng thần kinh hậu Covid là gì, khắc phục như thế nào? Những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.
Di chứng thần kinh hậu Covid-19 là gì?
Di chứng thần kinh hậu Covid là những vấn đề liên quan đến tâm thần và thần kinh sau đợt nhiễm cấp tính Covid-19 như đau đầu, chóng mặt, thay đổi ý thức, rối loạn khứu giác và vị giác, co giật và đột quỵ.
Biến chứng thần kinh hậu Covid-19 do đâu?
Theo một nghiên cứu được đăng trên Thư viện Quốc gia Mỹ (NCBI) mới đây cho thấy, có đến 90% bệnh nhân Covid-19 có ít nhất một triệu chứng thần kinh. Nguyên nhân vì sao Covid-19 gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Một vài giả thuyết đã được đưa ra bao gồm:
Phản ứng viêm: Các nghiên cứu cho thấy, virus SARS-CoV-2 có thể xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương một cách trực tiếp thông men chuyển 2 (ACE-2) hoặc gián tiếp thông qua khoang mũi và khứu giác, hàng rào máu não, gây viêm thần kinh.
Ngoài ra, phản ứng viêm thần kinh xảy ra trong mô não do các cytokine rò rỉ qua hàng rào máu não gây hoạt hóa quá mức microglia (một đại thực bào ở não) làm tổn thương bao myelin của sợi trục thần kinh, dẫn đến giảm tốc độ dẫn truyền xung động thần kinh và giảm hiệu suất hoạt động của hệ thần kinh.
Virus SARS-CoV-2 có thể xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương thông qua men chuyển ACE-2, gây viêm thần kinh là một trong những nguyên nhân gây di chứng thần kinh hậu Covid-19
Tổn thương mạch máu: Sự xuất hiện các vi xuất huyết hoặc các cục máu đông li ti sẽ ảnh hưởng lên sự chuyên chở oxy, đồng thời thúc đẩy đột quỵ do tắc mạch. Ngoài ra, sự thay đổi chức năng mạch máu do tổn thương tế bào nội mô sẽ làm rò rỉ các thành phần của máu và leucocyte vào mô não, góp phần hoạt hóa phản ứng viêm trong mô não.
Giảm chuyển hóa đường: Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, sự giảm chuyển hóa đường ở não là một dấu hiệu của tình trạng thoái hóa tế bào thần kinh do tích lũy gốc tự do trong quá trình stress, oxy hóa tế bào.
Căng thẳng/stress: Tâm lý căng thẳng, sợ hãi khi mắc bệnh kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều các gốc tự do tấn công lên não bộ, dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, trầm cảm… Song song đó, những vấn đề tâm thần này kéo dài lại là nguyên nhân khiến gốc tự do tăng sinh nhiều hơn, dẫn đến vòng xoáy bệnh lý dai dẳng.
Những di chứng thần kinh hậu Covid-19
Nghiên cứu đa quốc gia kéo dài 7 tháng được đăng trên The Lancet, thực hiện trên 3.762 bệnh nhân Covid-19 cho thấy, các triệu chứng trên thần kinh ở người bệnh chiếm tỷ lệ khá cao: Thay đổi cảm xúc và tâm trạng (89%); gặp vấn đề về giấc ngủ (79%); nhận thức, phổ biến nhất là “sương mù não” (86%); suy giảm trí nhớ (72%); đau đầu (78%).
Dưới đây là những di chứng thần kinh hậu Covid-19 thường gặp:
-
Đau đầu:
Đau đầu là 1 trong những di chứng thần kinh phổ biến mà F0 thường gặp phải sau khi âm tính với SARS-CoV-2. Thông tin đăng tải trên Thư viện y khoa Quốc gia Mỹ cho thấy, có đến 44% người bệnh bị đau đầu kéo dài hậu nhiễm Covid-19.
Đau đầu hậu Covid thường đi kèm với chứng sợ ánh sáng và cứng cổ, người bệnh có thể bị đau ở một hoặc 2 bên đầu, đau ở thái dương hoặc trán. Tình trạng này nếu để kéo dài không chỉ gây mệt mỏi, khó chịu mà còn tiến triển thành mạn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tốn kém chi phí điều trị.
Tìm hiểu thêm: Đau đầu hậu Covid-19 là gì?nguyên nhân, triệu chứng và cách kiểm soát
Đau đầu hậu Covid-19 có thể kéo dài tận 3-6 tháng sau khi khỏi bệnh
-
Rối loạn giấc ngủ:
Sau khi khỏi Covid-19, không ít người bệnh gặp vấn đề về giấc ngủ như: Mất ngủ, thiếu ngủ, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc,... Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tâm lý căng thẳng/stress khi nhiễm Covid-19, virus SARS-CoV-2 làm tổn thương các tế bào thần kinh, tác dụng phụ của thuốc,...
Việc mất ngủ, thiếu ngủ kéo dài không chỉ gây mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, stress, mà còn làm tăng nguy cơ đột quỵ. Do đó, khi bị rối loạn giấc ngủ hậu Covid-19 kéo dài trên 2 tuần, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Mất ngủ hậu Covid-19: Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?
-
Chóng mặt:
Nhiều nghiên cứu cho thấy, Covid-19 có thể gây chóng mặt ở giai đoạn cấp tính và sau khi khỏi bệnh. Hiện tượng chóng mặt hậu Covid-19 có thể diễn ra với tần suất và mức độ nặng - nhẹ khác nhau, tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương do virus gây ra. Nguyên nhân gây chóng mặt sau khi khỏi Covid hết sức phức tạp, có thể do phản ứng viêm, suy giảm tuần hoàn máu não hoặc do tiền sử bệnh tiền đình và bệnh tai trong trước đó. Do đó, bạn nên đến bệnh viện thăm khám sớm nếu liên tục bị chóng mặt sau khi âm tính với SARS-CoV-2.
Người bệnh nên được thăm khám khi gặp các di chứng thần kinh kéo dài (Ảnh: BVĐK Tâm Anh)
-
Hội chứng sương mù não:
Hội chứng sương mù não hậu Covid-19 là một dạng rối loạn chức năng nhận thức, có thể gây ra các triệu chứng khó chịu về tinh thần như mệt mỏi, kém tập trung, thiếu minh mẫn, hay quên. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như thiếu oxy não do tổn thương phổi, virus SARS-CoV-2 làm tổn thương các tế bào thần kinh, rối loạn miễn dịch, yếu tố tâm lý, đột quỵ não…
-
Đột quỵ:
Nguy cơ đột quỵ hậu nhiễm Covid-19 có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính và ở cả những người không có yếu tố nguy cơ đột quỵ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở bệnh nhân Covid-19 ở mức 2,3% - 6%. Di chứng rối loạn đông máu hậu nhiễm Covid-19 là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Do đó, F0 khỏi bệnh phải hết sức chú ý, nếu cơ thể xuất hiện một số triệu chứng như tê tay chân, đau đầu đột ngột, chóng mặt, nôn ói, co giật hoặc yếu liệt nửa người... cần được đến bệnh viện ngay.
Rối loạn đông máu hậu Covid-19 có thể gây đột quỵ
-
Hội chứng Guillain - Barré
Hội chứng Guillain - Barré hay còn gọi là bệnh viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính. Đây là một dạng rối loạn hiếm gặp do hệ miễn dịch tấn công vào các thần kinh của cơ thể gây yếu cơ, tê tay, tê chân, khó nuốt. Hội chứng Guillain - Barré là bệnh lý nghiêm trọng, cần nhập viện điều trị sớm vì bệnh có thể gây liệt cơ hô hấp, cần đặt nội khí quản và thở máy.
-
Viêm não tủy lan tỏa cấp tính và viêm tủy
Viêm não và viêm não tủy lan tỏa cấp tính thường được coi là biến chứng sau nhiễm trùng, có thể điều trị bằng thuốc corticosteroid hoặc các liệu pháp miễn dịch khác. Hiện nay, di chứng này chỉ mới ghi nhận ở một vài bệnh nhân Covid-19.
-
Hội chứng rối loạn tuần hoàn não sau có hồi phục (PRES)
Hội chứng rối loạn tuần hoàn não sau có hồi phục có thể xảy ra ở những bệnh nhân nhiễm nCoV nặng có phản ứng viêm mạnh, gây ra cơn bão cytokine làm tổn thương hàng rào máu não. Đặc điểm của hội chứng này là có thể bao gồm các triệu chứng như nhức đầu, rối loạn thị giác, thay đổi ý thức, co giật và tăng huyết áp.
Cách hỗ trợ cải thiện di chứng thần kinh hậu Covid-19
Di chứng thần kinh hậu Covid-19 là một vấn đề phức tạp, cần xác định chính xác vấn đề mà người bệnh đang đối mặt mới có hướng xử lý và kiểm soát một cách tối ưu nhất. Chính vì thế, nếu có các triệu chứng thần kinh sau khi khỏi Covid, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và đánh giá tình trạng kỹ lưỡng, từ đó có hướng khắc phục an toàn, hiệu quả.
Ngoài ra, để hỗ trợ cải thiện các di chứng thần kinh hậu Covid-19, F0 khỏi bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
Giải tỏa căng thẳng: Căng thẳng và lo lắng quá mức có thể kích thích cơ thể tăng sinh gốc tự do, làm gia tăng các vấn đề tâm thần hậu nhiễm Covid-19. Do đó, bạn hãy cố gắng loại bỏ các yếu tố kích thích lo lắng ra khỏi đầu bằng cách nghe nhạc, đi dạo, đọc sách, tránh các nguồn tin tiêu cực,...
Luyện tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thể thao đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày có thể giúp nâng cao sức khỏe thể chất, loại bỏ mệt mỏi, giảm căng thẳng và nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Luyện tập thể dục là cách nâng cao sức khỏe, cải thiện di chứng thần kinh hậu Covid-19 hữu hiệu
Ngủ đủ giấc: Cố gắng ngủ đủ 7 - 8 tiếng một ngày. Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ cố định tất cả các ngày trong tuần, tốt nhất nên đi ngủ trước 11 giờ tối và thức dậy lúc 6 giờ sáng.
Chế độ ăn uống hợp lý: Ăn uống đầy đủ dưỡng chất có thể giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Đặc biệt, những F0 khỏi bệnh có di chứng thần kinh nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho não bộ như: vitamin D, omega-3 có nhiều trong các loại cá béo, dầu oliu, sữa…; Magie có trong các loại đậu hạt như đậu xanh, đậu hà lan, đậu tương; các loại ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang…; thực phẩm chứa nhiều vitamin C có vai trò chống oxy hóa như cam, quýt, buổi, ổi, ớt chuông…
Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, chứa nhiều chất béo có thể gây viêm. Giảm tiêu thụ caffeine, rượu, bia có thể gây kích thích thần kinh.
Bổ sung tinh chất thiên nhiên giúp bảo vệ tế bào thần kinh
Virus SARS-CoV-2 có thể tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh trung ương gây ra hàng loạt các vấn đề thần kinh như chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ… Do đó, F0 khỏi bệnh nên chủ động bổ sung những dưỡng chất chuyên biệt có khả năng bảo vệ tế bào thần kinh, nuôi dưỡng mạch máu não như tinh chất Blueberry và Ginkgo Biloba có trong OTiV.
Các nghiên cứu cho thấy, tinh chất Anthocyanin và Pterostilbene có trong quả Blueberry có kích thước phân tử nhỏ, dễ dàng vượt qua hàng rào máu não để trung hòa gốc tự do. Nhờ đó, giúp kích thích lưu thông máu và tăng cường dưỡng chất lên não, phục hồi chức năng dẫn truyền thần kinh, hỗ trợ giảm mất ngủ, đau đầu, chóng mặt hậu Covid hiệu quả.
Trong khi đó, Ginkgo Biloba có chứa hàm lượng flavonoid và terpenoid cao - đây là các chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp giảm xơ vữa, kích thích hoạt động não bộ. Khi kết hợp Blueberry với Ginkgo Biloba ngoài giúp nâng cao hiệu quả cải thiện đau đầu, mất ngủ, còn giúp cải thiện tình trạng sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ, giảm nguy cơ đột quỵ.
Tinh chất Blueberry và Ginkgo Biloba có trong OTiV giúp bảo vệ và tăng cường hoạt động não
Di chứng thần kinh hậu Covid-19 không thể chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy não bộ đang bị thương tổn. Bạn nên chú ý theo dõi các di chứng thần kinh của bản thân sau mắc Covid-19 từ 1 - 2 tuần, nếu thấy các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, hãy tìm đến các trung tâm y tế ngay lập tức.

Trầm cảm là gì? 9 dấu hiệu trầm cảm dễ nhận biết
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến trên toàn thế giới. Có khoảng 10 - 15% người...

9 nguyên nhân trầm cảm phổ biến và cách chẩn đoán bệnh
Nguyên nhân trầm cảm rất phức tạp, bao gồm các yếu tố xã hội, tâm lý và những...

Bệnh run tay là triệu chứng của bệnh lý gì? Cách điều trị
Mặc dù bệnh run tay không phải là một triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có...

Hội chứng sương mù não hậu covid: Nguyên nhân và cách chữa
Theo các nghiên cứu, khoảng 80% người bệnh bị rối loạn nhận thức sau khi khỏi Covid-19. Trong đó, hội...

Chóng mặt hậu Covid-19 là do đâu? Phải làm gì để cải thiện?
Chóng mặt hậu Covid được miêu tả là cảm giác quay cuồng hoặc mất thăng bằng và lâng...
Chóng mặt hậu Covid-19 là do đâu? Phải làm gì để cải thiện?
CHƯƠNG TRÌNH KHÁCH HÀNG THÂN THIẾT OTiV 2023
Chóng mặt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Gingkgo Biloba là gì? Những công dụng tuyệt vời với sức khỏe
Blueberry là quả gì? 11 tác dụng cho sức khỏe bạn nên mua ăn ngay
14 cách giúp người thân thoát khỏi trầm cảm hiệu quả
10 loại thực phẩm bổ não cho học sinh trong mùa thi
10 cách tăng cường rèn luyện trí nhớ đơn giản mà hiệu quả
Bệnh ù tai: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Sốt về chiều là bệnh gì? Có nguy hiểm hay không?