Hội chứng sương mù não hậu covid: Nguyên nhân và cách chữa

Theo các nghiên cứu, khoảng 80% người bệnh bị rối loạn nhận thức sau khi khỏi Covid-19. Trong đó, hội chứng sương mù não hậu Covid được cho là khá điển hình, chỉ trạng thái suy giảm trí nhớ và khó tập trung ảnh hưởng đến công việc cũng như các hoạt động hằng ngày của người bệnh.

Sương mù não hậu Covid là gì?

Sương mù não là thuật ngữ chỉ các triệu chứng liên quan đến tình trạng rối loạn hệ thần kinh thực vật và thiếu máu não, ảnh hưởng đến suy nghĩ và trí nhớ. Người mắc có thể cảm thấy thiếu minh mẫn, khó tập trung, mất trí nhớ ngắn hạn, đôi lúc cảm giác đầu óc mơ màng như có một lớp sương mù bao phủ. 

Một số tình huống thường gặp trong cuộc sống có thể là biểu hiện của tình trạng sương mù não hậu Covid

  • Nhiều lúc quên mất là mình đang làm gì hoặc chuẩn bị làm gì

  • Khó tìm ra từ ngữ để diễn đạt ý kiến về một vấn đề nào đó

  • Khó nhớ những gì vừa đọc xong

  • Không nhớ ra tên của một người nào đó mặc dù đã từng gặp nhau

  • Quên vị trí cất giữ đồ đạc

  • Mất nhiều thời gian hơn so với lúc trước để hoàn thành công việc.

  • Mất tập trung vào công việc hoặc sự kiện đang diễn ra

hoi chung suong mu nao hau covid 19

Nhiều người chia sẻ rằng họ nhớ nhớ quên quên, đầu óc mơ màng sau khi khỏi Covid-19

Nguyên nhân gây sương mù não hậu Covid

Nguyên nhân của sương mù não sau khỏi Covid có thể liên quan đến việc các tổ chức, tế bào thần kinh bị virus xâm nhập gây nên tình trạng viêm lan tỏa. Sự phản ứng quá mức của cơ thể tạo ra các Cytokine, chúng thoát qua hàng rào máu não và kích hoạt đại thực bào trong mô não (microglia) làm gia tăng phản ứng viêm. Quá trình này tạo ra nhiều kháng thể và cả tự kháng thể, khiến các tế bào thần kinh bị tấn công trong khoảng thời gian dài làm giảm hiệu suất hoạt động của hệ thần kinh. 

Đồng thời, khi virus thông qua các thụ thể ACE-2 trên màng tế bào tấn công vào mạch máu sẽ khiến cho các tế bào nội mô mạch máu (lớp trong cùng của thành động mạch) bị tổn thương. Theo thời gian, lòng động mạch hình thành các cục máu đông li ti khiến lượng máu lên não bị hạn chế, từ đó dẫn đến tình trạng rối loạn thần kinh thực vật, thiểu năng tuần hoàn não, làm nặng nề hơn tình trạng rối loạn nhận thức. 

Sương mù não sau nhiễm Covid cũng một phần do bệnh nhân bị Covid trải qua khoảng thời gian lo lắng, căng thẳng kéo dài. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Liệu (Trưởng khoa khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội), khi bị căng thẳng, stress, cơ thể sẽ sản sinh ra vô số gốc tự do gây hại. Các gốc tự do khi tấn công vào não bộ sẽ làm tổn thương thành mạch máu, khởi phát quá trình viêm, thúc đẩy hình thành xơ vữa và cục huyết khối, làm giảm lượng máu và oxy lên não gây tình trạng thiếu minh mẫn, khả năng tập trung kém. Nếu không khắc phục kịp thời, các bệnh lý này kéo dài sẽ khiến gốc tự do sản sinh nhiều hơn, làm sương mù não sau Covid ngày càng tăng nặng.

nguyen nhan suong mu nao hau covid 19

Các gốc tự do tấn công vào tế bào thần kinh, làm ảnh hưởng đến trí nhớ

Cách điều trị sương mù não hậu covid

3.1 Cải thiện sương mù não sau nhiễm Covid không dùng thuốc

Trước hết, người bị hội chứng sương mù não sau Covid nên chú ý chăm sóc sức khỏe thần kinh thật tốt bằng những lưu ý sau: 

  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ kém ảnh hưởng đến khả năng đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề và kiểm soát cảm xúc. Do vậy, nên ngủ đủ (7- 9 giờ mỗi đêm), đặc biệt là khoảng thời gian từ 11h đến 3h sáng nên ngủ sâu giấc để các bộ phận trong cơ thể, kể cả não bộ phục hồi tốt nhất. Các chuyên gia khuyến cáo mỗi người nên tuân thủ thời khóa biểu đi ngủ và thức dậy vào những khung giờ nhất định, kể cả vào cuối tuần. Những ai có điều kiện thì nên chợp mắt buổi trưa tầm 15 đến 30 phút để đầu óc được nghỉ ngơi.  

  • Giảm căng thẳng, stress: Như đã nói, căng thẳng, stress khiến cho cơ thể tăng sản sinh các gốc tự do, tấn công vào tế bào thần kinh và mạch máu não. Do vậy, việc giữ đầu óc thư thái, tâm trạng thoải mái là điều rất quan trọng. Các hoạt động như đọc sách, nghe nhạc, đi dạo, tham gia các hoạt động ngoài trời được khuyến khích đối với những ai đang bị sương mù não hậu Covid.

  • Tập thể dục: Tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động thể chất giúp cơ thể giải phóng Dopamin, chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng tăng cảm giác phấn chấn, giảm căng thẳng cho hệ thần kinh. Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyên người bị sương mù não sau nhiễm Covid nên tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày. Các môn được khuyến khích gồm đi bộ, tập yoga (giúp giải tỏa căng thẳng, ngủ ngon), tập thể dục cường độ cao (giúp thay đổi tâm trạng, suy nghĩ) hoặc là làm vườn (giúp tăng cảm giác hài lòng, sự thư thái trong tâm hồn). 

  • Hạn chế các chất kích thích: Để đảm bảo sức khỏe trí não, việc sử dụng các chất kích thích như rượu bia nên được hạn chế. Với các thức uống như cà phê, trà thì có thể sử dụng nhưng không nên quá nhiều, một ly vào buổi sáng là ổn. 

  • Cung cấp thực phẩm tốt cho não bộ: Các thực phẩm tốt cho não bộ nên lưu ý gia tăng trong bữa ăn hằng ngày gồm có các loại cá giàu chất béo (cá hồi, cá mòi, cá trích). Theo các chuyên gia, cá có nhiều axit béo omega-3, có liên quan đến việc giảm nguy cơ suy giảm nhận thức. Ngoài ra, các loại quả hạch, các loại rau xanh và trái cây như việt quất, bơ, dâu tây, cam, bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn cũng được cho là giúp tăng cường trí nhớ, khả năng tập trung của não bộ.

cai thien hoi chung suong mu nao hau covid 19

Các loại thực phẩm tốt cho người bị sương mù não hậu Covid

3.2 Cải thiện sương mù não sau Covid bằng cách dùng thuốc

  • Bổ sung các vitamin và khoáng chất: Người mắc sương mù não hậu Covid có thể sử dụng một số loại vitamin và khoáng chất bổ sung bao gồm: các vitamin B như B12, B6, folate có tác dụng cải thiện nhận thức và tăng khả năng ghi nhớ, vitamin D giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng như hoạt động của hệ thần kinh, omega-3 có tác dụng tăng trí nhớ và khả năng tập trung, magie hỗ trợ giải tỏa căng thẳng, tăng cường khả năng nhận thức, vitamin C giúp tăng sự chú ý, cải thiện tâm trạng.  

  • Các loại thuốc kê toa: Trong trường hợp tình trạng sương mù não sau nhiễm Covid gây nhiều trở ngại cho công việc cũng như cuộc sống, tình trạng này kéo dài hoặc ngày càng tăng nặng thì người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Các bác sĩ sẽ có những bài kiểm tra nhận thức và các máy móc để kiểm tra, đánh giá tình trạng của bệnh nhân, từ đó kê đơn các loại thuốc phù hợp.

Việc sử dụng thuốc điều trị ở bệnh nhân mắc hội chứng sương mù não hậu Covid cần được chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân tuyệt đối không nên tùy ý dùng thuốc để tránh những hậu quả có thể xảy ra.

3.3 Cải thiện sương mù não hậu Covid với biện pháp từ thiên nhiên

Rõ ràng, sau khi mắc Covid-19, não bộ bị nhiều tổn thương từ bên trong mà hiện tượng sương mù não chính là những biểu hiện ra bên ngoài. Do vậy, việc chăm sóc sức khỏe trí não hậu Covid được xem là rất quan trọng.

Song song với những thay đổi về dinh dưỡng và lối sống thì theo PGS. TS Nguyễn Văn Liệu, người mắc Covid-19 nên bổ sung các dưỡng chất đặc hiệu tốt cho não bộ nhằm hạn chế sự tấn công của các gốc tự do, cải thiện khả năng nhận thức và cải thiện trí nhớ. 

Trong đó, tinh chất Blueberry được mệnh danh là “brainberry” nhờ những hiệu quả vượt trội đối với não bộ. Cụ thể, hai hoạt chất sinh học Anthocyanin, Pterostilbene trong Blueberry có kích thước phân tử nhỏ nên dễ dàng vượt qua hàng rào máu não, giúp hỗ trợ trung hòa gốc tự do trong lòng mạch, đồng thời kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên trong cơ thể. Các hoạt chất quý này đã được bào chế nhờ công nghệ tiên tiến của Mỹ để tạo ra sản phẩm OTiV chăm sóc trí não. 

Tên

Bổ sung sản phẩm chứa chiết xuất từ Blueberry giúp cơ thể hỗ trợ chống gốc tự do, bảo vệ não bộ

Đặc biệt, OTiV còn có chứa tinh chất Ginkgo Biloba, cùng với Blueberry tạo thành bộ đôi dưỡng chất giúp nuôi dưỡng mạch máu, bảo vệ và chống lão hóa tế bào, hỗ trợ cải thiện hiệu quả các triệu chứng sương mù não hậu Covid như giảm trí nhớ, khó tập trung, giúp cho người sử dụng tăng sự minh mẫn, sắc bén trong suy nghĩ và ra quyết định.

Nghiên cứu lâm sàng tại Đại học Cincinnati (Mỹ, năm 2010) cho thấy trí nhớ được cải thiện rõ rệt sau 12 tuần sử dụng Blueberry. 

 Tên

Các hoạt chất trong Blueberry giúp hỗ trợ cải thiện trí nhớ cho người sử dụng

Bình thường, do tác động của áp lực cuộc sống, môi trường sống cũng đã tác động tiêu cực lên chức năng nhận thức của não bộ. Khi bị nhiễm Covid-19, bộ não càng bị tổn thương nặng nề hơn. Tuy nhiên, nếu biết chăm sóc đúng cách và sử dụng thêm các sản phẩm tốt cho trí não, người mắc Covid có thể vượt qua hội chứng sương mù não hậu Covid một cách dễ dàng.



Gửi Câu Hỏi
Bạn muốn được tư vấn về bệnh đau đầu, đau nửa đầu, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, tai biến mạch máu não, đột quỵ… hoặc cần thêm bất kỳ thông tin gì về OTiV, hãy gửi câu hỏi ngay tại đây, Chuyên gia OTiV sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.
*Vui lòng điền thông tin chính xác để chúng tôi thông báo cho bạn khi có kết quả

Bài viết khác
Trầm cảm là gì? 9 dấu hiệu trầm cảm dễ nhận biết

Trầm cảm là gì? 9 dấu hiệu trầm cảm dễ nhận biết

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến trên toàn thế giới. Có khoảng 10 - 15% người...

9 nguyên nhân trầm cảm phổ biến và cách chẩn đoán bệnh

9 nguyên nhân trầm cảm phổ biến và cách chẩn đoán bệnh

Nguyên nhân trầm cảm rất phức tạp, bao gồm các yếu tố xã hội, tâm lý và những...

Bệnh run tay là triệu chứng của bệnh lý gì? Cách điều trị

Bệnh run tay là triệu chứng của bệnh lý gì? Cách điều trị

Mặc dù bệnh run tay không phải là một triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có...

Di chứng thần kinh hậu covid-19: Nguyên nhân và cách điều trị

Di chứng thần kinh hậu covid-19: Nguyên nhân và cách điều trị

Hậu nhiễm Covid-19, không ít người bệnh phải đối mặt với các di chứng thần kinh như hội chứng...

Chóng mặt hậu Covid-19 là do đâu? Phải làm gì để cải thiện?

Chóng mặt hậu Covid-19 là do đâu? Phải làm gì để cải thiện?

Chóng mặt hậu Covid được miêu tả là cảm giác quay cuồng hoặc mất thăng bằng và lâng...

Tên