Nhận biết cơn đột quỵ não thoáng qua để tránh tử vong
Cơn thiếu máu não thoáng quan (đột quỵ não thoáng qua) là một trong những rối loạn chức năng thần kinh ngắn do thiếu máu não cục bộ hoặc thiếu máu cục bộ tại võng mạc gây ra với biểu hiện lâm sàng kéo dài không quá 1 giờ và không có tổn thương cấp tính của não, người bệnh dễ bỏ qua. Đặc biệt nguy hiểm là sai khi đã bị một lần cơn đột quỵ não thoáng qua, 5,3% số bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị đột quỵ não thực sự trong vòng 2 ngày, và trong vòng 3 tháng tới, sẽ có 10,5% số bệnh nhân bị đột quỵ tiếp với tỷ lệ 21% tử vong và 64% để lại di chứng tàn tật vĩnh viễn.
Triệu chứng ban đầu
Khi bị cơn thiếu máu não thoáng qua, người bệnh thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn
Biểu hiện lâm sàng của thiếu máu não cục bộ thoáng qua cũng giống như biểu hiện của một tai biến mạch máu não thực sự. Khởi đầu, bệnh nhân có thể thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn. Sau đó có xuất hiện yếu, liệt chi, nhìn mờ, rối loạn cảm giác, hôn mê, co giật. Các triệu chứng này xuất hiện và mất đi nhanh chóng trong vòng 1 giờ và nhìn chung không để lại di chứng gì đặc biệt. Cơn thiếu máu cục bộ não thoáng qua thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch hoặc những bệnh nhân có loạn nhịp tim hoàn toàn (rung nhĩ).
Cơ chế gây cơn thiếu máu não thoáng qua
Khác với các trường hợp bệnh lý khác
Cần phân biệt cơn thiếu máu cục bộ não thoáng qua với một số trường hợp bệnh lý khác như:
Cơn co giật: Nếu cơn co giật khởi phát cục bộ ở não, bệnh nhân có thể bị liệt nhẹ, tê bì, rối loạn ngôn ngữ, nhìn mờ, rối loạn ý thức kiểu "hoàng hôn sau động kinh". Nhìn chung, các triệu chứng này sẽ hết sau 24h và bệnh nhân trở lại bình thường.
Chứng đau nửa đầu (migraine): Migraine là đau đầu do rối loạn vận mạch thường xảy ra ở phụ nữ trẻ. Phần lớn những cơn đau nửa đầu điển hình thường chỉ có đau đầu, nôn, buồn nôn và các triệu chứng sẽ hết nhanh khi được cải thiện nhưng nhiều trường hợp bệnh nhân đau đầu kiểu migraine có biến chứng cũng có nguy cơ cao bị đột quỵ.
Ngất: Là hiện tượng mất ý thức tạm thời (mất mối liên hệ với môi trường xung quanh) và sau đó ý thức phục hồi hoàn toàn. Sau khi tỉnh, bệnh nhân không biết gì về những hoạt động xảy ra xung quanh trong khi ngất. Ngất có thể kèm với mất trương lực cơ (liệt cơ) tạm thời và đột ngột.
Hạ đường huyết: Khi đường máu xuống thấp dưới 3,5mmol/l, các triệu chứng xảy ra rất giống với đột quỵ não như co giật, hôn mê. Vì vậy, trước bất cứ một trường hợp nào có rối loạn ý thức, hôn mê ở các mức độ khác nhau cần phải làm đường máu mao mạch để kiểm tra sau đó cải thiện bằng truyền đường nếu trị số đường máu thấp dưới mức bình thường.
Một số các trường hợp khác như: u não, bệnh lý liệt thần kinh ngoại vi, dị cảm, ngộ độc các thuốc an thần gây ngủ hoặc các loại thuốc, hóa chất gây co giật, ngộ độc methanol..., bệnh lý tâm thần...
Xứ trí thế nào?
Trước một bệnh nhân có các triệu chứng nghi ngờ bị thiếu máu não thoáng qua, trước hết, cần cho bệnh nhân chụp cộng hưởng từ sọ não (MRI) để chẩn đoán chắc chắn. Sau đó bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm như mỡ máu, đường máu, chức năng gan thận, làm điện tim xem có loạn nhịp hay không kể cả biện pháp theo dõi điện tim 24h (holter).
Sau đó có thể siêu âm tim để xác định chức năng tim, tìm kiếm các bệnh lý van tim và huyết khối tại tâm nhĩ trái. Cũng cần thiết loại trừ bệnh lý còn ống bầu dục và nếu còn phải siêu âm hệ tĩnh mạch sâu chi dưới để xem có huyết khối hay không. Siêu âm doppler mạch hệ động mạch cảnh, hệ động mạch sống nền tìm kiếm nguyên nhân xơ vữa, hẹp tắc.
Lời khuyên thầy thuốc:
- Cần chú ý phát hiện các biểu hiện tái phát bệnh và gọi ngay cho trung tâm vận chuyển cấp cứu hoặc tới ngay cơ sở ý tế gần nhất.
- Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não bao gồm hút thuốc lá, béo phì, tăng mỡ máu, ăn mặn, lạm dụng rượu bia, lười tập thể dục...
- Sử dụng đều đặn các thuốc dự phòng như thuốc chống kết tụ tiểu cầu, các thuốc chống đông khi bị rối loạn nhịp tim hoặc dự phòng huyết khối chi dưới cũng như các thuốc cải thiện bệnh: tiểu đường, gout, huyết áp, mỡ máu...
- Cải thiện chế độ ăn, sinh hoạt, lối sống, tăng cường vận động.
.png&h=293&w=500)
OTIV giúp gì cho việc ngăn chặn và phòng ngừa đột quỵ?
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu...

Những yếu tố đe dọa đột quỵ ở người trẻ
Đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não) ngày càng trẻ hóa khi các bệnh...

Thuốc cải thiện và phòng ngừa đột quỵ - tai biến mạch máu não
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh lý nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao nếu không được...

Đột quỵ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Khi bị tai biến mạch máu não, người bệnh chỉ có thể trải qua hai viễn cảnh: hoặc là tử...

Đột quỵ và tai biến mạch máu não: tuy hai mà một
Anh N.V.Huy (35 tuổi, Hòa Bình) nhập viện tại Bệnh viện quân y 108 (Hà Nội) trong tình trạng...
Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ thanh niên
Cách xử lý, sơ cứu khi người thân bị đột quỵ tai biến
Phòng ngừa và xử lý khi bị thiếu máu não thoáng qua
Xuất huyết não: Nguyên nhân và triệu chứng
Sau đột quỵ - tai biến nên ăn gì để phục hồi nhanh nhất?