OTIV giúp gì cho việc ngăn chặn và phòng ngừa đột quỵ?
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Bệnh xảy ra đột ngột và không thể kiểm soát, nhưng nếu quan tâm chăm sóc sức khoẻ ngay từ bây giờ, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ tử vong vì đột quỵ.
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Bệnh xảy ra đột ngột và không thể kiểm soát, nhưng nếu quan tâm chăm sóc sức khoẻ ngay từ bây giờ, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ tử vong vì đột quỵ.
Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
Đối tượng nào dễ bị đột quỵ?
Đột quỵ xảy ra phổ biến ở những người trên 65 tuổi, tuy nhiên theo thống kê gần đây, có khoảng 34% những người nhập viện vì đột quỵ là dưới 65 tuổi. Kết quả này cho thấy, đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là những đối tượng có các yếu tố nguy cơ dưới đây:
Thường xuyên bị stress
Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y khoa The Lancet (Anh), làm việc trên 55 giờ mỗi tuần làm tăng nguy cơ đột quỵ lên khoảng 33% do căng thẳng. Các nhà khoa học lý giải, căng thẳng khiến tim phải làm việc nhiều hơn, đồng thời làm tăng huyết áp, tăng lượng đường và chất béo trong máu. Đặc biệt, căng thẳng kéo dài sản sinh quá mức gốc tự do tại não, làm tổn thương thành mạch máu, tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa và cục máu đông.
Mảng xơ vữa và cục máu đông khiến lòng mạch bị thu hẹp lại, gây tắc nghẽn mạch máu, từ đó giảm lưu lượng và oxy lên não. Tế bào não không được cung cấp đủ máu và oxy sẽ suy yếu và chết dần, dẫn đến đột quỵ.
Không chỉ căng thẳng trong công việc, nhiều người có bị stress bởi áp lực gia đình, con cái, dịch bệnh, chi phí sinh hoạt leo thang…
Bên cạnh đó, khi bị stress quá mức, nhiều người thường có xu hướng giải tỏa căng thẳng bằng cách ăn nhiều đồ ngọt, uống nhiều rượu bia hoặc hút thuốc lá. Lối sống thiếu lành mạnh này cũng làm tăng nguy cơ phát triển cơn đột quỵ.
Lạm dụng rượu bia và các chất kích thích
Việc lạm dụng rượu bia và các chất kích thích làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 34%, kết quả từ một khảo sát công bố trên tạp chí Stroke. Chuyên gia cho hay, uống rượu bia nhiều thúc đẩy các yếu tố nguy cơ của đột quỵ, bao gồm: tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, thừa cân, tổn thương gan, rung tâm nhĩ… Trong khi đó, lạm dụng các chất kích thích khác có thể gây thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết và làm thay đổi huyết áp, dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
Uống nhiều rượu bia là tăng nguy cơ đột quỵ ở mọi lứa tuổi
Đau đầu, đau nửa đầu
Những người bị đau đầu kèm theo hào quang có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần so với những người không bị đau đầu hay đau nửa đầu. Nghiên cứu của trường Đại học Y khoa hoàng gia Luân Đôn (Anh) cũng cho thấy, 40% trường hợp đột quỵ liên quan trực tiếp đến đau đầu hoặc đau nửa đầu.
Giải thiết về mối liên hệ giữa đau đầu và đột quỵ được đưa ra là chứng đau nửa đầu có thể gây viêm bên trong động mạch. Tình trạng viêm có thể làm cho lòng mạch cứng lại và khiến máu dễ đông hơn. Cả hai điều này đều làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ mãn tính
Những người bị mất ngủ hoặc ngủ dưới 5 tiếng mỗi đêm có nguy cơ đột quỵ tăng tới 83% so với nhóm người ngủ đủ 7-8 giờ, theo nghiên cứu của các nhà khoa học ĐH Y khoa Icahn (ISM) công bố tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Cao huyết áp Mỹ. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho biết, nguy cơ đột quỵ do chứng mất ngủ xảy ra ở tuổi thanh niên cao hơn gấp 8 lần so người lớn tuổi.
Mối liên hệ giữa mất ngủ với đột quỵ vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, mất ngủ có thể làm thay đổi sức khỏe tim mạch do viêm hệ thống, rối loạn dung nạp glucose, tăng huyết áp và cường giao cảm. Cùng với đó, rối loạn giấc ngủ kéo dài gây tâm lý căng thẳng cũng khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao.
Huyết áp cao, bệnh tim mạch, béo phì và tiểu đường
Huyết áp cáo, bệnh tim mạch, béo phì và tiểu đường là những yếu tố góp phần gia tăng rủi ro đột quỵ, cụ thể:
-
Huyết áp cao: Nếu huyết áp cao, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để bơm máu, dẫn đến hiện tượng căng tim và hỏng mạch máu, từ đó làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và các bệnh lý về mắt hoặc thận.
-
Bệnh tim mạch: Bệnh động mạch vành có thể gây đột quỵ bởi mảng bám tích tụ trong lòng mạch, chặn dòng chảy của máu giàu oxy lên não. Các bệnh tim khác, chẳng hạn: khuyết tật van tim, nhịp tim không đều, rung tâm nhĩ và buồng tim mở rộng có thể gây ra các cục máu đông, tăng nguy cơ đột quỵ.
-
Thừa cân/ béo phì: So với những người có cân nặng bình thường, người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ cao hơn. Nguyên nhân là vì người béo phì thường gặp các vấn đề như huyết áp cao, cholesterol “xấu” LDL-c cao, cholesterol “tốt” HDL-c thấp, tiểu đường… Tất cả những vấn đề này là điều kiện thuận lợi để đột quỵ xuất hiện.
-
Tiểu đường: Đường huyết cao do bệnh tiểu đường có thể làm hỏng mạch máu và các dây thần kinh điều khiển tim và mạch máu. Theo thời gian, tổn thương này có thể dẫn đến bệnh tim và đột quỵ.
Tuổi tác
Theo một thống kê, đột quỵ tăng gấp 2 lần mỗi 10 năm sau 55 tuổi. Mặc dù đột quỵ phổ biến ở người lớn tuổi, nhưng ngày nay, tình trạng này xảy ra ở nhiều trường hợp dưới 65 tuổi, thậm chí cả trẻ em.
Đột quỵ ở người trẻ tuổi ngày càng gia tăng do thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh
Ước tính, khoảng 1/7 trường hợp đột quỵ xảy ra ở thanh thiếu niên và người trưởng thành từ 15 đến 49 tuổi. Các chuyên gia cảnh báo, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi bị đột quỵ do thói quen sinh hoạt chưa khoa học dẫn đến béo phì, cao huyết áp và tiểu đường.
Ngoài những đối tượng kể trên, phụ nữ ở mọi lứa tuổi cũng được xếp vào danh sách có nguy cơ tử vong do đột quỵ cao hơn nam giới. Quá trình mang thai và sử dụng thuốc tránh thai là nguyên nhân gây đột quỵ đặc biệt ở phụ nữ.
Gốc tự do – Thủ phạm gây đột quỵ cao nhất
Mặc dù có nhiều yếu tố nguy cơ gây đột quỵ, nhưng theo các nghiên cứu khoa học, gốc tự do là thủ phạm hàng đầu của các vấn đề thần kinh nói chung và đột quỵ nói riêng.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Liệu, Trưởng khoa Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, gốc tự do là chất có hại, tồn tại ở dạng phân tử hoặc nguyên tử bị mất một điện tử (electron) ở quỹ đạo ngoài cùng. Chúng sinh ra liên tục trong quá trình chuyển hóa của cơ thể và hình thành dưới tác động của các yếu tố bên ngoài như ô nhiễm môi trường, stress, rượu bia, thuốc lá…
Gốc tự do là thủ phạm gây tổn thương tế bào và mạch máu não, làm tăng nguy cơ đột quỵ
Vì chỉ có một điện tử đơn lẻ, nên gốc tự do luôn ở trạng thái bất ổn và luôn tìm cách chiếm đoạt điện tử của nguyên tử khác, dẫn đến phản ứng dây chuyền là hình thành hàng loạt gốc tự do trong một thời gian ngắn và gây tổn thương cho màng và nhân tế bào. Gốc tự do tấn công vào tất cả các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là tế bào não.
Trước sự tấn công của gốc tự do, não rất dễ bị tổn thương, dẫn đến 2 nhóm bệnh thường gặp là mạch máu não và thoái hóa thần kinh.
-
Ở nhóm bệnh mạch máu não: Gốc tự do gây tổn thương thành mạch, làm hình thành các mảng xơ vữa và huyết khối. Từ đó làm hẹp động mạch, khiến lưu lượng máu đến nhu mô não bị giảm, gây ra thiếu máu não, đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ và đặc biệt là đột quỵ.
-
Ở nhóm bệnh thoái hóa thần kinh: Gốc tự do gây suy giảm trí nhớ, giảm khả năng xử lý stress, giảm khả năng tập trung và tư duy, sa sút trí tuệ, Alzheimer, Parkinson…
OTiV giúp gì cho việc ngăn chặn và phòng ngừa đột quỵ
Xác định gốc tự do là thủ phạm hàng đầu gây tổn thương tế bào và mạch máu não, nên theo các nhà khoa học, chủ động chống gốc tự do không chỉ giúp phòng ngừa đột quỵ mà còn giúp bảo vệ não khỏe mạnh, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh mạch máu não và thoái hóa thần kinh.
PGS.TS Nguyễn Văn Liệu cho hay: Ứng dụng tiến bộ của công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra hai tinh chất thiên nhiên là Blueberry (quả việt quất) và Ginkgo Biloba (bạch quả) có khả năng kiểm soát tốt gốc tự do. Nhờ trọng lượng siêu nhỏ, hai tinh chất này có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do để bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu não. Đồng thời, chúng còn kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên của cơ thể, góp phần ngăn chặn hình thành xơ vữa mạch máu và huyết khối, giúp khơi thông dòng máu lên não, dự phòng đột quỵ hiệu quả.
Cụ thể, các hoạt chất sinh học thiên nhiên từ Blueberry và Ginkgo Biloba nay đã được kết hợp trong viên uống bổ não OTiV, được chứng minh có khả năng trung hòa và vô hiệu hóa các gốc tự do, làm giảm hình thành xơ vữa mạch máu và ngăn ngừa huyết khối hiệu quả. Đồng thời giúp nuôi dưỡng và giữ thành mạch trơn tru, không bị tắc nghẽn, từ đó tăng cường lưu thông máu não, giảm nguy cơ và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.
OTiV – giải pháp hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ đột quỵ hiệu quả từ thiên nhiên
Với những bệnh nhân sau đột quỵ, hoạt chất sinh học từ Blueberry & Ginkgo Biloba còn được chứng minh giúp hạn chế sự hình thành mảng xơ vữa mới ở những mạch máu nuôi não khác, giảm nguy cơ đột quỵ tái phát và giúp phục hồi di chứng sau đột quỵ. Chỉ với 1 viên OTiV mỗi ngày, bạn đã cung cấp cho não bộ đủ lượng dưỡng chất chống lại các gốc tự do, phòng ngừa hiệu quả đột quỵ cũng như các bệnh lý mạch máu não khác do gốc tự do gây ra.
Song song với việc bổ sung OTiV từ sớm, mọi người cần rèn luyện thói quen sinh hoạt khoa học, bao gồm: Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ngủ đủ giấc và tập thể dục đều đặn. Ngoài ra, quản lý tốt căng thẳng cũng là cách kiểm soát sản sinh gốc tự do, giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả hơn.



Những yếu tố đe dọa đột quỵ ở người trẻ
Đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não) ngày càng trẻ hóa khi các bệnh viện đang tiếp nhận nhiều trường hợp tai biến bất ngờ khi mới...
Thuốc cải thiện và phòng ngừa đột quỵ – tai biến mạch máu não
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh lý nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao nếu không được xử trí kịp thời. Bên cạnh việc tìm hiểu các...
Đột quỵ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Khi bị tai biến mạch máu não, người bệnh chỉ có thể trải qua hai viễn cảnh: hoặc là tử vong, hoặc sống với di chứng tàn tật. Vì thế,...
Đột quỵ và tai biến mạch máu não: tuy hai mà một
Anh N.V.Huy (35 tuổi, Hòa Bình) nhập viện tại Bệnh viện quân y 108 (Hà Nội) trong tình trạng chóng mặt dữ dội, yếu nửa người, nói khó. Khám cấp...
Nhận biết cơn đột quỵ não thoáng qua để tránh tử vong
Cơn thiếu máu não thoáng quan (đột quỵ não thoáng qua) là một trong những rối loạn chức năng thần kinh ngắn do thiếu máu não cục bộ hoặc thiếu...
Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ thanh niên
Trước đây, khi nói về đột quỵ người ta nghĩ ngay đến “bệnh” của người trung niên hay cao tuổi… Tuy nhiên, kết quả ghi nhận những năm gần đây,...