Để não không "quá tải" khi kỳ thi cận kề
Kỳ thi ĐH – CĐ đầy cam go đang cận kề với các sĩ tử. Tranh thủ những ngày cuối của giai đoạn ôn tập để cố “nhồi nhét” kiến thức khiến nhiều thí sinh bị áp lực, rơi vào tình trạng stress khiến việc ghi nhớ bài vở không hiệu quả và tư duy thiếu nhạy bén.
Mấy ngày gần đây, chị Trần Thị Hồng (43 tuổi, ở TP.HCM) rất lo lắng vì thấy con đóng cửa phòng “tu luyện” cả ngày để chuẩn bị cho kỳ thi ĐH - CĐ sắp tới. Thậm chí, chị phải mang cơm, nước tới tận phòng cho con. Mục tiêu đậu vào trường Đại học Kinh tế TP.HCM đang khiến con chị căng sức ra học ngày, học đêm. “Không chỉ con áp lực mà cả gia đình cũng đang căng thẳng theo”, chị H. chia sẻ.
Não khỏe sẽ là “chìa khóa” để ôn tập và thi cử đạt hiệu quả cao
Thực tế, không ít thí sinh đang cố nhồi nhét kiến thức trong các sách hướng dẫn, ôn luyện và “căng não” giải các bộ đề cho kịp mùa thi. Thế nhưng, áp lực này đôi khi lại không mang lại kết quả như mong muốn. Nhất là khi thể chất và tinh thần của các em không được đảm bảo ở trạng trái khỏe khoắn, minh mẫn nhất. Theo các chuyên gia y tế, trong việc học hàng ngày cũng như ôn tập cho các kỳ thi, học sinh phải luôn giữ được một sức khỏe thật tốt, nhất là “sức khỏe” của bộ não – trung tâm ghi nhớ, tư duy của các em.
Nghiên cứu cho thấy, thông tin đi vào não cần tiếp nhận, phân loại và xử lý một cách có hệ thống. Não cần 8 giây để ghi chép đầy đủ một đoạn thông tin vào bộ nhớ và trong một thời điểm, bộ nhớ cũng chỉ có khả năng ghi nhận 5 đến 9 thông tin. Nếu sĩ tử gắng đưa lượng kiến thức “ồ ạt” sẽ khiến bộ não dễ rơi vào tình trạng quá tải, mệt mỏi. Lúc này, sĩ tử sẽ rơi vào áp lực, căng thẳng và khiến khả năng tập trung kém, giảm khả năng tư duy, dễ “học đâu quên đó”.
Đồng thời, việc bị căng thẳng thần kinh và thiếu ngủ do học dồn thi ép khiến sẽ khiến cơ thể, não bộ sản sinh ra vô số độc chất và các gốc tự do. Khi các gốc tự do này tấn công vào mạng lưới tế bào thần kinh sẽ làm xơ hóa, chia rẽ sự gắn kết của mạng lưới này và làm chức năng não bị rối loạn. Khi đó, thông tin đi vào não sẽ không còn trơn tru, dễ dàng mà sẽ gặp trục trặc, rơi rớt. Bên cạnh đó, gốc tự do cũng làm hệ thống mạch máu não bị tổn thương, suy yếu. Hậu quả là não kém tập trung, giảm sút khả năng ghi nhớ và tư duy.
Các chuyên gia khuyến cáo, để cơ thể và bộ não không bị quá tải trong thời gian ôn tập và thi cử, trước hết, việc thu nạp kiến thức phải được tiến hành một cách từ từ, tránh học dồn, học cố và không nên thức trắng đêm để học. Sĩ tử nên xây dựng thời gian biểu hợp lý, giữ tâm lý thoải mái khi ôn thi; tham gia các hoạt động thể dục, thể thao để rèn luyện sức khỏe; cần ngủ đủ 8 tiếng/ngày và đặc biệt, cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, đầy đủ để đảm bảo sức khỏe.
Riêng với sức khỏe của não, cần kịp thời bổ sung các chất dinh dưỡng phù hợp, có tác dụng chống lại gốc tự do để có một bộ não khỏe mạnh. Từ đó, giúp tư duy được sắc bén và ghi nhớ hiệu quả hơn.
Nhật Minh
Gần đây, tinh chất thiên nhiên từ Blueberry ( xuất xứ từ vùng Bắc Mỹ, có trong OTiV ) đã được các nhà khoa học chứng minh là có khả năng trung hòa, chống gốc tự do cao nhờ chứa các chất Anthocyanin và Pterostilbene. Những chất này có khả năng vượt qua hàng rào mạch máu não, trung hòa các gốc tự do bảo vệ các tế bào thần kinh giúp cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tư duy. Giúp các sĩ tử có được sự chuẩn bị thật tốt để học tập hiệu quả và nhẹ nhàng vượt qua các kỳ thi. 3 điều nên khi ôn tập “chạy nước rút”
|

Trong suốt thời gian dài, khoa học vẫn không ngừng tìm kiếm bí mật kéo dài tuổi thọ....

Dù không bị xã hội xa lánh, kỳ thị như bệnh tâm thần...

Trầm cảm là một căn bệnh tâm thần nguy hiểm, khiến người bệnh suy sụp cả tinh...

Đau đầu là bệnh hành hạ, tàn phá sức khỏe kinh hoàng hơn những gì bạn nghĩ. Nó...

Đau đầu do căng thẳng thường gặp nhất với tần suất 2 ngày một lần, biểu hiện đau vùng trán, 2...