Triệu chứng nhận biết tai biến mạch máu não – đột quỵ
Theo thống kê của Hội Đột quỵ Mỹ, cứ mỗi 45 giây trôi qua, trên thế giới có ít nhất một người bị tai biến mạch máu não. Và cứ 3 phút trôi qua, thế giới lại có một người tử vong do tai biến. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị tai biến, khoảng 50% trong số đó tử vong.
Hiện nay xu hướng người bị tai biến mạch máu não – đột quỵ đang trẻ hóa. Theo thống kê tại các bệnh viện, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi trung bình tăng khoảng 2% mỗi năm. Vì thế, nhận biết sớm các triệu chứng của tai biến mạch máu não – đột quỵ sẽ giúp bạn và người nhà phòng tránh hiệu quả hơn.
Hiện nay, để phổ cập các dấu hiệu của đột quỵ, các chuyên gia y tế lưu ý ghi nhớ “FAST” nhấn mạnh đến mức độ và là viết tắt của: Face (khuôn mặt), Arm (tay), Speech (lời nói) và Time (thời gian) giúp người thân nhận biết dấu hiệu của người bị đột quỵ.
Trong đó:
-
Face (Khuôn mặt): đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất. Mặt bệnh nhân sẽ bị méo, có cảm giác tê, cứng nửa bên mặt hoặc 1/4 mặt dưới. Nếu nghi ngờ, hãy yêu cầu bệnh nhân cười vì méo có thể sẽ rõ hơn.
-
Arm (Tay): các dấu hiệu ở tay diễn biến từ từ nên người bệnh dễ “xem nhẹ”. Cụ thể, người bệnh thường cảm thấy tê mỏi một bên tay; vụng về trong những thao tác, công việc quen thuộc; cũng có thể ở chân như đi dễ bị vấp té; bước đi khó khăn hoặc nặng nề hơn bình thường; nhấc chân không lên hoặc dễ bị rơi dép...
-
Speech (Lời nói): nói khó, nói đớ hoặc môi, lưỡi bị cứng, tê là một trong những dấu hiệu quan trọng để nhân biết tai biến mạch máu não. Với những câu nói, đơn giản, thông thường bệnh nhân cũng phải tốn nhiều thời gian mới có thể diễn đạt một cách mạch lạc.
Time (Thời gian): “Nhanh và tích tắc” là cách mọi người vẫn thường hình dung về tai biến mạch máu não – đột quỵ. Trong thời gian 3 tiếng đầu sau khi bị tai biến, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cải thiện.
Chủ động phòng ngừa các yếu tố nguy cơ như đau đầu, mất ngủ...
Nhưng điều đáng lưu ý là khi xuất hiện các triệu chứng trên thì tỷ lệ cứu thành công là rất thấp. Vì thế, trước khi xuất hiện các triệu chứng này cần làm giảm các yếu tố nguy cơ như mất ngủ, đau nửa đầu, cao huyết áp. Các yếu tố nguy cơ này xuất hiện chủ yếu do gốc tự do tăng sinh liên tục trong quá trình chuyển hóa tại não do ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc sống như stress, chế độ ăn uống thiếu điều độ, môi trường ô nhiễm…
Để phòng ngừa hiệu quả tai biến mạch máu não – đột quỵ, khi xuất hiện các nguy cơ như đau nửa đầu, mất ngủ, người bệnh nên thay đổi lối sống, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường vận động ngày 30 phút với các môn thể thao yêu thích; sắp xếp tốt công việc, hạn chế căng thẳng, stress; hạn chế bia rượu, không hút thuốc lá.
Bên cạnh đó, chủ động kiểm soát gốc tự do, chăm sóc não để bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu, ngăn ngừa các mảng xơ vữa và huyết khối dự phòng từ sớm nguy cơ tai biến mạch máu não.
Video chuyên gia Vũ Anh Nhị hướng dẫn dấu hiệu nhận biết cơn đột quỵ

Theo thống kê tại Việt Nam, có khoảng 50% số bệnh nhân bị đột quỵ tử vong, những người may mắn...
.png&h=293&w=500)
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu...

Stress được xem là “bệnh” phổ biến nhất liên quan đến nghề nghiệp, lối sống.

Người già, huyết áp cao, béo phì, tim mạch... cần chú ý lúc nửa đêm về...

Các chuyên gia tai biến mạch máu não nhận định: nếu hạn chế được các yếu tố nguy cơ như...