Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ngày càng phổ biến
Trẻ hóa độ tuổi thoái hóa thần kinh là tình trạng chung của thế giới chứ không riêng Việt Nam. Xã hội phát triển khiến người trẻ phải đối mặt với nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống dẫn đến stress. Các bệnh lý thoái hóa thần kinh vì vậy tăng cao mà không do tác động tuổi tác.
Sẽ có khoảng 1 tỷ người bị suy giảm trí nhớ vào năm 2050
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), suy giảm trí nhớ đang ảnh hưởng đến cuộc sống của khoảng 36 triệu người trên thế giới. Số người bệnh đến năm 2050 có thể lên tới 1 tỷ người. Trước đây suy giảm giảm trí nhớ được xem là bệnh ở người già nhưng nay bệnh đang dần trẻ hóa. Kể cả những người ở độ tuổi 20 cũng có những triệu chứng suy giảm trí nhớ. Ở nước ta, theo đánh giá của các chuyên gia tâm thần kinh, hiện có khoảng 20 – 30% người trẻ đến khám về vấn đề trí nhớ tại các cơ sở y tế.
Theo báo cáo của Hội Thần kinh học Việt Nam, các đối tượng có nguy cơ cao bị suy giảm trí nhớ hiện nay bao gồm nhân viên văn phòng, phụ nữ sau sinh, học sinh – sinh viên…
Cho dù ở tuổi 16 hay 60, bạn phải đấu tranh để không bị suy giảm trí nhớ
Biểu hiện của suy giảm trí nhớ thường gặp có thể kể đến như quên đường, mất định hướng ở những nơi quen thuộc, quên tên người quen, quên sự việc mới xảy ra, quên việc sếp giao, quên bài vừa học…
Các chuyên gia y tế cho rằng xã hội phát triển khiến người trẻ phải đối mặt với nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống dẫn đến tình trạng stress cao độ. Đây là yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa thần kinh, các bệnh lý như suy giảm trí nhớ trở nên phổ biến.
Điểm mặt các nguyên nhân làm người trẻ “lú lẩn”
Những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến giới trẻ hiện nay như căng thẳng tâm lý, thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia và chất kích thích, béo phì, ô nhiễm môi trường… được xác định làm tăng sinh gốc tự do - nguyên nhân của tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ.
● Áp lực từ lối sống hiện đại: Công việc, học hành, thi cử, các mối quan hệ gia đình – xã hội… là những vấn đề dễ làm con người lâm vào tình trạng stress.
● Thiếu ngủ: Ngủ là thời gian cho các tế bào và mô được phục hồi. Bên cạnh đó, sóng não được tạo ra khi bạn ngủ, đây là cơ chế quan trọng trong việc lưu trữ những kỷ niệm trong bộ não. Nên đảm bảo giấc ngủ 8-9 giờ mỗi ngày để cải thiện trí nhớ và ngăn chặn sự suy giảm nhận thức.
● Thuốc: Các loại thuốc ảnh hưởng đến trí nhớ bao gồm thuốc ngủ, thuốc kháng histamin, thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần và thuốc giảm đau.
● Lạm dụng rượu bia: Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy lạm dụng rượu bia có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe và tâm thần, bao gồm suy giảm trí nhớ. Theo thời gian, tình trạng này có thể gây ra tác động tiêu cực trên toàn bộ hệ thống thần kinh trung ương.
Vitamin B1 có nhiều trong ngũ cốc
● Thiếu Thiamine: Thiamine là chất dinh dưỡng thiết yếu giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Ngoài ra, vitamin B1 có trách nhiệm đảm bảo các chức năng bình thường của hệ thống thần kinh.
● Từ 25 tuổi trở đi, mỗi ngày có tới 3.000 tế bào não chết đi mà không sản sinh thêm. Trong khi đó, mỗi tế bào ở lại phải hứng chịu sự tấn công của 10.000 gốc tự do. Chúng làm xơ hóa các bao myelin và các đầu sợi trục tế bào thần kinh, gây chết tế bào, khiến chức năng não dần rối loạn, suy giảm trí nhớ.
Anh Kiệt

Suy giảm trí nhớ (hay còn gọi là bệnh hay quên, tật đãng trí) không chỉ còn...
.jpg&h=293&w=500)
Gần đây, rất nhiều bạn gửi câu hỏi tới Trung tâm Tư vấn Y khoa Công ty CPDP ECO để được tư vấn...
.jpg&h=293&w=500)
Không chỉ là một bệnh lý thoái hóa thần kinh không có khả năng hồi phục ở người...
.jpg&h=293&w=500)
Alzheimer là bệnh thoái hóa não bộ không phục hồi gây nên chứng sa sút trí...
.jpg&h=293&w=500)
Suy giảm trí nhớ không chỉ gây những phiền toái trong sinh hoạt thường ngày, nghiêm...