Bài toán cạnh tranh luôn là nguyên nhân gây stress cho người quản lý
Môi trường
Ô nhiễm do khói bụi, tiếng ồn: thời tiết thay đổi nắng mưa thất thường…là những yếu tố thuộc về tác động bên ngoài thường gây ra những bực bội.
Tuy có đôi lúc trời mưa, đường phố ngập nước lênh láng dẫn đến kẹt xe hàng giờ có thể làm bạn tức tối nhưng những yếu tố loại này thường đến và đi rất bất chợt và nhanh chóng. Có thể chỉ sau khi dùng bữa tối ấm cúng bên gia đình, bạn đã chẳng thể nhớ mình đã cảm thấy khó chịu thế nào khi bị đứng giữa làn xe nhích từng chút cùng với còi xe inh ỏi và khói bụi.
Các mối quan hệ

Bất đồng quan điểm là những tình huống rất khó tránh khỏi trong cuộc sống
Cãi nhau với vợ - chồng; tranh luận với cha mẹ; giải thích cho con cái...có thể làm tăng stress. Loại căng thẳng này diễn tiến rất phức tạp. Có khi vợ chồng sau cuộc khẩu chiến nảy lửa lại hòa nhau “không bàn thắng” trong vui vẻ. Nhưng cũng có khi những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình hoặc bất đồng với cấp trên hoặc đồng nghiệp trong công việc lại trở nên tồi tệ ngay cả khi bạn và đối phương đã không còn bàn cãi đến vấn đề đó nữa. Điều này rất nguy hiểm, nếu bạn không tìm ra điểm mấu chốt, mâu thuẫn và căng thẳng sẽ ngày càng gia tăng.
Thay đổi cuộc sống
Sự ra đi của một người thân yêu, chuyển nhà, gửi con đi nhà trẻ hoặc cho cho đi học xa nhà những thay đổi lớn trong cuộc sống làm bạn bị xáo trộn, lo lắng. Ngay cả những thay đổi tích cực như nghỉ hưu, đám cưới và lập gia đình, có thai…cũng làm bạn căng thẳng.
Tiền
Trong tất cả những nguyên nhân gây căng thẳng, rắc rối về tài chính là điều mà hầu như ai cũng có liên quan.
Nợ nần, thu nhập không đủ chi tiêu các khoản trong cuộc sống hoặc không đáp ứng được nhu cầu tiêu xài của cá nhân là nguyên nhân gây căng thẳng.
Nhiều nghiên cứu, khảo sát cho thấy mức độ căng thẳng thường tỉ lệ nghịch với thu nhập của một người. Thu nhập càng thấp, mức căng thẳng càng cao. Nhưng đối hầu hết giới quản lý, căng thẳng thường không đến từ thu nhập cá nhân mà xuất phát từ trách nhiệm đảm bảo tài chính, doanh thu của doanh nghiệp.
Công việc - nghề nghiệp

Mức độ này sẽ đặc biệt gia tăng nếu một người không yêu thích công việc của mình, không đúng sở trường và năng lực chuyên môn.
Áp lực cạnh tranh
Các vấn đề về cảm xúc
Stress cũng có thể được gây ra bởi suy nghĩ nội tâm của một người hay nói cách khác là do chính bạn tự tạo ra. Ví dụ như khi bạn kỳ vọng vào một điều không thực tế và cầu toàn quá mức. Bi quan và hay suy nghĩ tiêu cực cũng có thể gây ra căng thẳng.
Đó là lý do khi cùng đối mặt với một nguyên nhân, một tình huống gây stress, mức độ căng thẳng sẽ khác nhau dựa trên cá tính và cách phản ứng với các tình huống của mỗi người. Một số người cho phép tất cả mọi thứ trôi đi. Trong khi số khác, lại mắc kẹt trong nhưng suy nghĩ luẩn quẩn, chồng chất ngày qua ngày.
Để có suy nghĩ tích cực, bạn nên lưu ý chăm sóc cho sức khỏe não bộ
Do đó, đừng đỗ lỗi cho hoàn cảnh. Vì vui, buồn, căng thẳng hay thoải mái chủ yếu là do tâm trạng, cảm xúc, não bộ chi phối. Nếu bạn là người quản lý giỏi chuyên môn và giỏi quản lý stress, bạn cần biến tất cả những áp lực, căng thẳng trở thành động lực để phát triển bản thân và sự nghiệp.
Vì sao chúng ta căng thẳng - stress
Hồng Hạnh

Theo một nghiên cứu của Tổ chức Sức khỏe Tâm thần 2018, 74% dân số toàn cầu bị stress - căng...

Khi cơ thể bị căng thẳng - stress, thường sẽ có những biểu hiện như đau đầu, mất ngủ, hay quên, khó...
.jpg&h=293&w=500)
Theo một nghiên cứu của trường Đại học khoa học Sussex, trong 6 phút nghe nhạc, căng thẳng đã giảm...

Stress, căng thẳng thần kinh là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong...

Stress, căng thẳng thần kinh không chỉ là nguyên nhân gây đau đầu, mất ngủ, suy giảm trí...