Mất ngủ lâu ngày ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, mất ngủ lâu ngày gây ra nhiều ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe, dễ dẫn các bệnh tim mạch, tiểu đường, trầm cảm, suy giảm trí nhớ, thậm chí đột quỵ.
Theo nghiên cứu Janet B Croft của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), sự liên quan mật thiết giữa tình trạng rối loạn giấc ngủ với bệnh tật có thể phần nào được giải thích do căng thẳng thần kinh.
Căng thẳng thần kinh thường bắt nguồn từ các tác nhân bên ngoài như stress, áp lực cuộc sống, ăn uống thiếu khoa học, lối sống ít vận động, ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi, kẹt xe… Những nhân tố này đã kích thích gốc tự do tăng sinh nhiều hơn trong quá trình chuyển hóa ở não, gây tổn thương thành mạch máu, tạo nên các mảng xơ vữa và huyết khối, làm hẹp lòng mạch máu gây cản trở máu lưu thông lên não, làm thiếu máu não gây nên tình trạng mất ngủ. Song song đó, khi các gốc tự do tăng sinh sẽ tấn công trực tiếp vào các tế bào thần kinh gây tổn thương, gián đoạn chức năng dẫn truyền thần kinh khiến hoạt động của trung khu điều khiển giấc ngủ tại não gặp trục trặc gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.
Mất ngủ có thể chia thành mất ngủ cấp tính và mất ngủ mạn tính. Mỗi loại gây ra những nguy hại sức khỏe ở các cấp độ khác nhau.
1. Mất ngủ cấp tính
Biểu hiện dễ thấy của bệnh mất ngủ cấp tính là tối trằn trọc, mất ngủ 2-3 ngày sau đó có thể ngủ lại được nhưng chưa sâu giấc.
Hậu quả của mất ngủ cấp tính có thể thấy ngay hôm sau. Đó là cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ, khả năng tập trung kém, dễ dẫn đến tai nạn lao động, thiếu sót trong công việc.
Mất ngủ gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe
2. Mất ngủ mạn tính
Mất ngủ cấp tính lâu ngày (kéo dài trên 1 tháng) sẽ dẫn đến mất ngủ mạn tính. Mất ngủ mạn tính gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Suy giảm chất lượng cuộc sống, tiểu đường, tim mạch, đột quỵ đều có nguyên nhân bắt nguồn từ mất ngủ.
Cụ thể, theo khảo sát của các nhà khoa học tại ĐH Chia Nan ở Đài Loan - Trung Quốc được công bố trên tạp chí Stroke của Hội Tim Mỹ cho thấy nguy cơ đột quỵ sẽ tăng cao do mất ngủ, đặc biệt ở người còn trẻ. Ở nhóm người bị mất ngủ trong độ tuổi từ 18 đến 35, nguy cơ đột quỵ tăng lên gấp 8 lần so với những người cùng độ tuổi không bị mất ngủ.
Vì thế, để ngăn ngừa và phòng tránh các hậu quả do mất ngủ gây ra, tìm cách đưa giấc ngủ về nhịp sinh học là vô cùng cần thiết. Nó không chỉ giúp bạn có thể chất khỏe khoắn mà còn nâng cao chất lượng đời sống tinh thần.
Muốn cải thiện giấc ngủ, bạn có thể tham khảo thêm bài viết Làm sao “chấm dứt” tình trạng mất ngủ dài hạn tại đây.

Nếu một dạo bạn bị mất ngủ nhưng không hiểu nguyên nhân, hãy thử xem xét những...

Tối hôm trước vì công việc nên bạn phải thức khuya? Sáng dậy đi làm trong trạng...

Mất ngủ, khó ngủ khiến chúng ta trằn trọc, mệt mỏi, sáng dậy thiếu tỉnh táo, ảnh hưởng...

Mất ngủ làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của nam giới, hiệu quả công việc sụt giảm, kém tập...

Mất ngủ làm giảm hiệu suất công việc, gây nhiều phiền toái đến cuộc sống. Bên cạnh...