Có nên áp dụng cách thôi miên chữa mất ngủ?
Gần đây, nhiều diễn đàn mạng lan truyền phương pháp chữa mất ngủ bằng thôi miên. Thực hư của cách cải thiện “huyền bí” này như thế nào và có nên áp dụng hay không, những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ thắc mắc này.
Thôi miên chữa mất ngủ là gì?
Theo cách hiểu đơn giản nhất thì thuật thôi miên là một nghệ thuật có thể làm thay đổi hoặc kiểm soát trạng thái tinh thần của một người đến mức người đó phải làm theo các chỉ thị của người thôi miên. Khi một người bị thôi miên, họ sẽ bước vào một trạng thái hôn mê giống như một giấc ngủ nhưng tâm trí vẫn hoàn toàn tỉnh táo. Tuy nhiên trong trạng thái này, con người sẽ trở nên thụ động và rất dễ bị điều khiển.
Thôi miên là một “thủ thuật” tâm lý đưa con người vào trạng thái gần như ngủ
Không nên tin sùng thuật thôi miên
Đã từ lâu, thôi miên được các nhà khoa học trên thế giới sử dụng để chỉnh sửa những trục trặc trong đời sống tinh thần cũng như đời sống tâm lý của bệnh nhân, giúp bệnh nhân lấy lại cân bằng trong cuộc sống. Đôi khi, thôi miên có giá trị thực tiễn như giảm đau và là một phương pháp tiềm năng để kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, rất hiếm người trên thế giới trở thành thầy thôi miên giỏi.
Trong đời sống hiện tại, nhiều người gặp phải căng thẳng, áp lực nên vấn đề thôi miên khắc phục bệnh cũng được nhiều người quan tâm. Các nhà khoa học cũng không phủ nhận kết quả khắc phục bệnh bằng phương pháp thôi miên, tuy nhiên cũng khuyến cáo người bệnh rằng đây không phải là thần pháp để chữa bách bệnh nên tuyệt đối không được lạm dụng. Do đó, mọi người không nên quá tin sùng liệu pháp này trong việc cải thiện bách bệnh. Thôi miên chỉ có tác dụng nhất định với từng căn bệnh và những người có cơ thể phù hợp. Người dân cũng nên cảnh giác, tránh bị kẻ gian lợi dụng thôi miên để làm những việc với mục đích xấu, gây hại cho con người và xã hội.
Chủ động phòng và cải thiện mất ngủ
Theo ý kiến của Phó giáo sư – Tiến sĩ, chuyên gia Vũ Anh Nhị: Điều trị mất ngủ không phải là đưa con người vào trạng thái ngủ mà phải làm sao để có giấc ngủ sâu và ngủ đủ, sáng dậy có tinh thần sảng khoái.
Nhiều người đang lạm dụng các loại thuốc ngủ hay các cách tạo cảm giác ngủ “giả” gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe, khiến cơ thể mất cơ chế kiểm soát giấc ngủ tự nhiên.
Muốn cải thiện mất ngủ, hiệu quả cần chú trọng giải quyết nguyên nhân, can thiệp từ gốc của tình trạng này. Các nghiên cứu khoa học chuyên sâu cho thấy, hay mất ngủ thường do tâm lý căng thẳng, stress tăng kích thích tạo ra vô số các gốc tự do. “Độc chất” gốc tự do đặc biệt tấn công mạnh lên não gây tổn thương tế bào thần kinh và mạch máu não, khiến vùng điều khiển giấc ngủ gặp trục trặc.
Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã chiết xuất thành công chất chống gốc tự do từ thiên nhiên, nổi bật như Anthocyanin, Pterostilbene có trong Blueberry sinh trưởng ở Bắc Mỹ. Nghiên cứu cho thấy, tinh chất Blueberry (có trong OTIV) có khả năng trung hòa các gốc tự do gây hại trong mạch máu, làm giảm hiện tượng xơ vữa, ngăn ngừa huyết khối và cải thiện tình trạng thiếu máu não. Qua đó, chức năng truyền dẫn thần kinh được phục hồi và chất lượng giấc ngủ được cải thiện.
Bên cạnh đó, nên chuẩn bị cho giấc ngủ những điều kiện thuận lợi nhất: loại bỏ yếu tố gây căng thẳng, stress, giữ cho tâm lý ổn định, tinh thần thoải mái. Người bệnh nên tìm cách giảm bớt căng thẳng trong công việc và các mối quan hệ. Hạn chế tối đa rượu bia, thuốc lá, cải thiện môi trường... để giảm thiểu sự tăng sinh gốc tự do – tác nhân quan trọng gây nên tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Kỳ Anh

5 cách chữa mất ngủ bằng đậu xanh đơn giản, hiệu quả
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, đậu xanh chứa tryptophan có khả năng tăng sản sinh serotonin, nhờ...

8 cách dùng táo đỏ trị mất ngủ hiệu quả bạn nên biết
Táo đỏ chứa hoạt chất flavonoid, polysaccharide có khả năng làm dịu hệ thần kinh, nên được xem...

6 cách ngâm chân trị mất ngủ tại nhà đơn giản, hiệu quả
Bàn chân là nơi tập trung nhiều huyệt đạo quan trọng của cơ thể, chăm sóc đôi chân tốt...

Mất ngủ khó thở: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị nhanh
Mất ngủ khó thở không chỉ đơn giản là triệu chứng thoáng qua, nếu xuất hiện thường xuyên...

Bị tiểu đường có gây mất ngủ không? Làm thế nào để cải thiện?
Giấc ngủ và đường huyết được cho là có mối liên hệ với nhau. Do đó, không ít...
Ăn gì dễ ngủ? 10 loại thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ giúp ngủ ngon
Mất ngủ đau đầu là bệnh gì? Tại sao mất ngủ gây đau đầu
Mất ngủ kéo dài: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Mất ngủ ở người trẻ: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục
6 cách dùng tâm sen chữa mất ngủ đơn giản hiệu quả tại nhà
Mất ngủ ở nam giới: Nguyên nhân và biện pháp điều trị
Thức khuya có tác hại gì? 11 tác hại của thức khuya
Làm thể nào để ngủ nhanh? 9 cách dễ ngủ vào ban đêm
11 cách trị mất ngủ ban đêm tại nhà hiệu quả không cần thuốc
Mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phòng ngừa