Châm cứu là liệu pháp dùng kim châm vào các huyệt vị nhất định trên cơ thể nhằm cải thiện các loại đau nhức mãn tính. Khởi nguồn từ phương Đông, ngày nay châm cứu được sử dụng như một liệu pháp cải thiện trên toàn thế giới và được áp dụng từ lâu đời trong ngành y học nước ta.
Châm cứu được dùng cải thiện trong các trường hợp:
- Thoái hoá khớp
- Bệnh đĩa đệm cột sống mức độ nhẹ,
- Đau sau chấn
- Giảm cơn đau đầu
- Phục hồi sau tai biến
- Đau cơ bắp và các mô mềm
- Đau lưng
- Hen suyễn
- Đau bụng kinh
- Viêm xương khớp
- Đau nhức răng
- Đau cơ do lao động
- Rối loạn giấc ngủ, căng thẳng
Phương pháp châm cứu chữa đau đầu
Từ lâu châm cứu được sử dụng để
cải thiện đau đầu, nhất là
đau nửa đầu. Châm cứu là dùng kim tiêm nhỏ châm vào những điểm thần kinh tại da và cơ tạo nên các kích thích. Các luồng xung động của kích thích được truyền vào tủy lên não, từ não xung động chuyển tới các cơ quan đáp ứng hình thành một cung phản xạ mới, ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý. Tổ chức tại các điểm huyệt được châm sẽ tiết Histamin, Axetylcholin, Cathecolamin, đặc biệt là Endorphine - một hoạt chất nội sinh giúp giảm đau hiệu quả.
Mỗi buổi châm cứu thường kéo dài 15 - 30 phút, mỗi tuần thực hiện một lần và trung bình cần châm cứu trong 6 tuần liên tiếp để giảm các
triệu chứng đau đầu. Liệu pháp châm cứu cũng có liều lượng như việc uống thuốc, vì vậy để thực hiện chữa đau đầu, bạn cần kiên trì nhằm đạt hiệu quả mong muốn.
Châm cứu có an toàn không?
Nhìn chung, biện pháp châm cứu sẽ an toàn nếu được thực hiện bởi chuyên gia được đào tạo bài bản, có chứng chỉ hành nghề, cơ sở châm cứu uy tín. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp để lại hậu quả không tốt khi châm cứu như:
- Đau nhức, chảy máu, bầm tím tại nơi châm kim.
- Nguy cơ nhiễm trùng hoặc các bệnh lây nhiễm do tái sử dụng kim tiêm hoặc thiếu biện pháp khử trùng kim trước khi dùng.
- Nếu châm kim và dây thần kinh có thể gây teo cơ, liệt cơ.
- Khi châm kim sai vào những huyệt nguy hiểm sẽ gây cảm giác rát buốt, tổn thương nội tạng; châm quá sâu có thể dẫn đến tử vong.
Tổng hợp những cơ sở châm cứu uy tín
Thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện Y học Cổ truyền Tp. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 179 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3
Bệnh viện Y dược học Dân tộc
Địa chỉ: 273 - 275 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 10, Quận Phú Nhuận
Bệnh viện Đại học Y dược
Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Địa chỉ: 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5
Hội Đông Y Quận Gò Vấp
Địa chỉ: 5 Trần Phú Cương, P.5, Q. GV
Phòng Khám Y học Dân Tộc Quận 11 – Bệnh viện Quận 11
124 Tạ Uyên, Phường 4, Quận 11
Khoa Y học Cổ truyền – Bệnh viện Quận Tân Bình
172 Trường Chinh, Phường 13, Q Tân Bình
Phòng khám Khoa Y dược Cổ truyền, Bệnh viện Quận 2
51 Bình Trưng, Phường Bình Trưng Đông, Quận 2
Thành phố Hà Nội
Bệnh viện Châm Cứu Trung Ương
49 Thái Thịnh, P. Thịnh Quang, Q. Đống Đa
Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương
Địa chỉ: 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hai Bà Trưng
Bệnh viện Đại học Y
Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự, Quận Đống Đa
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Địa chỉ: Ngõ Việt Nam, 1 Trần Thánh Tông, Quận Bạch Đằng
Hoài Vy